Bệnh hen phế quản về phương diện triệu chứng và chẩn đoán
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Cơn khó thở xuất hiện đột ngột khi thay đổi thời tiết thường vào ban đêm, nặng nhất vào lúc 3 – 4h sáng. Khó thở ra chậm, thở rít lên, mức độ nặng nhẹ rất thay đổi, đây là dấu hiệu đặc hiệu của hen. Cơn khó thở có thể tự hết, không phải dùng thuốc hoặc giảm đi và hết nhanh chóng sau khi dùng thuốc giãn phế quản (nhất là thuốc chủ vận (2)).
1.Định nghĩa:
Bệnh hen phế quản là bệnh không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính. Bệnh được xác định bởi tiền sử có các triệu chứng hô hấp như thở rít, khó thở, nặng ngực và ho; tần suất và mức độ nặng của các triệu chứng thay đổi theo thời gian do sự biến đổi mức độ tắc nghẽn đường thở.
2.Triêu chứng lâm sàng
.Đặc điểm của cơn hen: Đây là triệu chứng chính của hen phế quản, cơn khó thở thể tự hồi phục hoàn toàn.
Dấu hiệu báo trước: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan…
Cơn khó thở xuất hiện đột ngột khi thay đổi thời tiết thường vào ban đêm, nặng nhất vào lúc 3 – 4h sáng. Khó thở ra chậm, thở rít lên, mức độ nặng nhẹ rất thay đổi, đây là dấu hiệu đặc hiệu của hen. Cơn khó thở có thể tự hết, không phải dùng thuốc hoặc giảm đi và hết nhanh chóng sau khi dùng thuốc giãn phế quản (nhất là thuốc chủ vận (2)).
Khi cơn hen giảm: bệnh nhân khạc ra đờm trắng quánh, dính giống hạt trai hoặc hạt bột sắn chín. Bệnh nhân có thể ho khan mạn tính nhiều hơn là khó thở, dùng thuốc giãn nở phế quản có thể làm hết ho.
3.Triệu chứng cận lâm sàng:
3.1. Thăm dò chức năng thông khí phổi:
Đo chức năng thông khí phổi ngoài cơn hen: bình thường;
Gợi ý chẩn đoán hen phế quản khi thấy bằng chứng của rối của rối loạn thông khí tắc nghẽn, hồi phục với thuốc giãn phế quản hoặc các thuốc khác FEV1/FVC < 70%;
Hồi phục với thuốc giãn phế quản (test hồi phục phế quản): FEV1 tăng > 12% và 200 ml so với trị số ban đầu sau xịt thuốc giãn phế quản;
Biến đổi PEF về đêm dao động > 10% FEV1 tăng > 12% hoặc PEF tăng rõ rệt sau 4 tuần điều trị
3.2 Đo khí máu động mạch: Thường làm trong cơn hen nặng: PaO2 giảm, có khi < 60mmHg. PaCO2 thường giảm trong cơn hen nhẹ. Trường hợp hen nặng, nguy kịch: PaCO2 tăng.
3.3 pH máu tăng nhẹ trong cơn hen nhẹ. Trường hợp hen nặng, nguy kịch: thấy hình ảnh toan hô hấp.
3.4 Một số xét nghiệm khác:
X-quang phổi: hình ảnh X quang phổi bình thường, có thể thấy hình căng giãn phổi trong cơn hen
Công thức máu: có thể thấy bạch cầu ái toan tăng;
Xét nghiệm đờn: tinh thể Charcot – Leyđen, hình xoắn Curschmann
4. Chẩn đoán xác định
Các yếu tố gợi ý hen phế quản: tăng khả năng triệu chứng là do bệnh hen phế quản nếu:
– Nhiều hơn một triệu chứng (thở rít, khó thở, ho, nặng ngực)
– Triệu chứng thường xuất hiện về đêm hoặc lúc sáng sớm
– Triệu chứng thay đổi theo thời gian về tần xuất và mức độ nặng
– Triệu chứng bùng phát khi nhiễm vi rút, gắng sức, dị nguyên, thay đổi thời tiết, cười to, các khói như khói xe, khói thuốc hoặc các mùi hắc
– Giảm khả năng triệu chứng do hen phế quản nếu:
– Ho không kèm triệu chứng hô hấp khác
– Khạc đờm mạn tính;
– Khó thở liên quan đến chóng mặt, đau đầu hoặc phù ngoại biên;
– Đau ngực;
– Khó thở do gắng sức kèm thở rít khi hít vào;
Chẩn đoán xác định hen phế quản dựa vào:
– Tiền sử có các triệu chứng đặc trưng của bệnh;
– Bằng chứng của rối loạn thông khí tắc nghẽn, hồi phục với thuốc giãn phế quản hoặc các test khác
– Bằng chứng ghi nhận về chẩn đoán: ưu tiên các bằng chứng ghi nhận trước điều trị kiểm soát. Thường khó khẳng định chẩn đoán sau khi đã bắt đầu điều trị;
Hen phế quản đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính và tăng tính cảm ứng đường thở, tuy nhiên, những dữ liệu này thường không cần thiết hoặc không đủ để chẩn đoán xác định hen phế quản
Không có phản hồi