Tổng quan về bệnh dịch hạch
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Bệnh dịch hạch lây qua trung gian truyền bệnh là bọ chét, mầm bệnh là Yersinia pestis thuộc họ Enterobacteriacea là cầu trực khuẩn, không di động, không bắt màu gram. Khi nhuộm Giemsa bắt màu ở hai đầu thành hình thoi phần giữa nhạt màu.
Vi khuẩn chỉ có một typ huyết thanh và có nhiều độc tố, độc tố của vi khuẩn dịch hạch gồm:
Phần vỏ có hai kháng nguyên F1 và VW, hai kháng nguyên này giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính, thích nghi với điều kiện kí sinh và phát triển nội bào. F1 còn có khả năng kích hoạt hệ thống bổ thể được tạo ra trong điều kiện nhiệt độ khoảng 37 độ C không gây độc cho cbọ chét.
Độc tố: vách tế bào có nội độc tố lipopolysaccharid tương tự như các độc tố của các vi khuẩn Gram âm. Ngoài ra vi khuẩn còn sinh ngoại độc tố trong đó có những độc tố chỉ gây bệnh cho chuột, vi khuẩn cũng sản xuất ra pecticin I và II tiết ra Fibrinolysin có liên quan đến chức năng đông máu.
Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời và sức nóng khô. ở nhiệt độ 55 độ C vi khuẩn chết trong vòng 15 phút, 70-80 độ C chết trong vòng 10 phút, 100 độ C chết trong 1 phút. ở đất ẩm, vi khuẩn sống được khoảng 3 tháng, ở nước vi khuẩn sống được 10 ngày, ở các phủ tạng súc vật thối với nhiệt độ -18 độ C vi khuẩn giữ được hoạt lực vài chục ngày.
Các thuốc sát trùng làm vi khuẩn chết ngay như acid phemic 1%, acid chlohydric 0,1%, cloramin 3%.
Đường lây bệnh:
- Lây qua trung gian truyền bệnh là bọ chét, bọ chét truyền bệnh giữa các loài gặm nhấm với nhau, giữa các loài gặm nhấm với loài chuột, giữa loài chuột với loài người.
Bọ chét hút máu chuột, đồng thời hút một lượng lớn vi khuẩn. khi vi khuẩn vào cơ thể bọ chét, vi khuẩn sinh sản ở dạ dày bọ chét và gây khối kết dính chứa nhiều vi khuẩn. khi gặp người bọ chét hút máu người, đột nhập vào cơ thể người và gây bệnh cho người.
- Đường tiêu hóa: thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp reo rắc mầm bệnh. Đường lây này hiếm gặp vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín.
- Đường hô hấp: từ bệnh nhân bị dịch hạch thể phổi lây truyền cho người xung quanh qua giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Đường da niêm mạc: qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. Đường này rất hiếm gặp.
Cơ thể cảm thụ – miễn dịch:
Tất cả mọi đối tượng mọi người mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch.
Sau khi mắc bệnh, cơ thể có miễn dịch bảo vệ lâu bền.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: tổng quan về bệnh dịch hạch
Không có phản hồi