Tạng tỳ và tạng can trên phương diện biểu lý, vinh nhuận
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Can và tỳ là 2 tạng quan trọng trong ngũ tạng, mỗi tạng can và tỳ đều chủ một cơ quan riêng, khai khiếu ra một cơ quan riêng và vinh nhuận cũng ra một cơ quan khác nhau nhưng như theo thuyết âm dương thì chúng luôn luôn dung hòa các mặt đối lập với nhau.
1.Xem xét tạng can
- Can chủ tàng huyết: can là nơi dự trữ huyết cho cơ thể.Nó cũng là nơi điều tiết huyết dịch, khi nghỉ ngơi nhu cầu huyết dịch ít thì máu được tàng trữ ở can, nhưng khi hoạt động, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên thì lượng huyết dịch đó được can tống ra ngoài để cung cấp. Khi can không tàng được huyết về phương diện dự trữ và điều tiết thì sẽ thiếu máu và dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít bế khinh … còn khi can khí bị xức động, huyết đi lạc đường thì có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh…
+ Khi can huyết hư- can âm hư: thiếu máu: hoa mắt chóng mặt, đau đầu, chân tay co quắp, tê bì, ít kinh, kinh nhạt màu…, lưỡi ít rêu, chất lưỡi nhợt, mạch căng nhỏ
- Can chủ sơ tiết: do can khí đảm nghiệm nhiều hơn là can huyết, sơ tiết tức là điều đạt, can khí giúp
- cho sự vận hành khí ( huyết) ở các tạng phủ được thông suốt và thăng bằng giữa thang và giáng
+Khi can khí sơ tiết kém thì 2 phương diện bị ảnh hưởng sẽ là tình chí ( can khí uất kết: ngực sườn đầy tức, hay thở dài, cáu gắt, kinh nguyệt không đều, thống kinh) và tiếu hóa( đau thượng vị và cạnh sườn kèm ăn kém, ợ hơi ợ cua, ỉa chảy + rêu vàng, lưỡi đỏ, mạnh căng–cao huyết áp
-
- Can chủ cân, biểu hiện ra móng tay, móng chân
- Can khai khiếu ra mắt: vì vậy, ở bệnh lí tạng can thường thấy hoa mắt ( can huyết hư), sưng đỏ mắt( can dương vượng)
2.Xem xét tạng tỳ
Tạng tỳ đóng vai trò rất quan trọng trong bộ ba điều khiển khí huyết( phế, tỳ, thận), vì thế khi bị hư tạng này sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng , trong đó có đàm ẩm
-
- Tỳ thống nhiếp huyết: nếu như tâm chủ huyết mạch, can tàng huyết thì tỳ lại thống huyết, tức là quản lí đảm bảo cho huyết đi đứng đường, Nếu tỳ hư, huyết không đi đúng đường lại sẽ gây triệu chứng xuất huyết, rong kinh, đại tiện máu dài ngày
- Tỳ chủ vân hóa đồ ăn, tỳ chủ vận hóa thủy thấp: tức là tỳ giúp hấp thu chuyển hóa những chất tinh từ thức ăn để lên phế rồi xuống tâm và đi nuôi toàn cơ thể. Do đó khi tỳ hư sẽ gây ăn kém, đầy bụng, khó tiêu…… Ngoài ra chức năng vận hóa thủy thấp của tỳ được biểu hiện ra chỗ tỳ đưa nước đến nuôi dưỡng toàn thân và sau đó giáng xuống thận và bài tiết ra bàng quang bằng nước tiểu
- Tỳ khai khiếu ra miệng : tỳ hư thì miệng ăn không ngon, khẩu vị không hứng thú
- Tỳ biểu hiện ra môi: tỳ khỏe thì môi hồng hào, tỳ hư thì môi thâm nhạt .
-
- Tỳ chủ cơ nhục: tỳ khi làm cơ nhẽo: trương lực cơ giảm, sa trực tràng, hậu môn, sa sinh dục, sa dạ dày….
Copy ghi nguồn : https://europemedpharma.com
Link bài viết: Tạng tỳ và tạng can trên phương diện biểu lý, vinh nhuận
Không có phản hồi