Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của bệnh quai bị
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Virus quai bị xâm nhập qua mũi hoặc miệng và nhân lên trong tế bào biểu mô nhầy của đường hô hấp trên. Sau đó phát tán qua đường máu gây hiện tượng virus máu thoáng qua, tới các cơ quan đích chủ yếu là các tuyến.
1.Cơ thể cảm thụ
Trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ dưới 1 tuổi rất hiếm khi bị mắc quai bị do có kháng thể của mẹ truyền sang, tuổi vị thanh thiếu niên và một số trường hợp xảy ra cả ở người lớn.
2.Yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh quai bị
- Mật độ dan số: các vụ dịch thường xảy ra ở những nơi có mật độ dân số cao như: thành thị, nơi tập trung đông người như: nhà mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh.
- Mùa: đỉnh cao của dịch thường xảy ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở các nước có khí hậu nóng
- Yếu tố miễn dịch: trẻ dưới 1 tuổi thường ít bị nhiễm do có miễn dịch từ mẹ truyền sang. Người đã mắc sẽ có miễn dịch tồn tại nhiều năm , vẫn có thể bị nhiễm lại, nhưng rất hiếm và biểu hiện lâm sàng thường nhẹ và không có biến chứng
3.Cơ chế bệnh sinh của quai bị
- Virus quai bị xâm nhập qua mũi hoặc miệng và nhân lên trong tế bào biểu mô nhầy của đường hô hấp trên. Sau đó phát tán qua đường máu gây hiện tượng virus máu thoáng qua, tới các cơ quan đích chủ yếu là các tuyến: tuyến mang tai phổ biến nhất, hệ thống thần kinh trung ương, tuyến tụy, đường tiết niệu, sinh dục.
- Sự nhân lên của virus dẫn đến phù nề kẽ với sự xâm nhập tế bào viêm mà chủ yếu là lympho và đại thực bào. nếu viêm tinh hoàn, tăng áp lực do phù nề chứa trong một màng bao ít đàn hồi có thể dẫn đến hoại tử và sau đó là teo tinh hoàn thứ phát.
4. Biểu hiện lâm sàng bệnh quai bị
a, Thời kì ủ bệnh
Sau khi nhiễm virus, thời kì ủ bệnh có thể kéo dài trong vòng 16 đến 20 ngày.
b, Thời kì khởi phát
Khoảng 1/3 số người bị nhiễm virus quai bị thường sẽ không có biểu hiện triệu chứng, một số khác có biểu hiện lâm sàng rất thay đổi nên gây khó dễ cho việc chẩn đoán. Biểu hiện thường gặp là hội chứng cúm ( sốt, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, đau mình mẩy, phát ban, nổi hạc, đỏ mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khán) trong vòng 1-2 ngày
c, Thời kì toàn phát
Hay gặp nhất là tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai, chiếm tới 95% số trường hợp quai bị, thường biểu hiện viêm tuyến nước bọt 2 bên nhưng 2 bên ít khi sưng lên cùng một lúc mà chúng sẽ cách nhau từ vài giờ đến vài ngày.
Biểu hiện:
– Sưng , mất rãnh góc hàm, dễ nhầm với soỉ tuyến nước bọt ( hãy sờ dọc bờ tuyến nước bọt mang tai đê xem có hạt sỏi lạo xạo không)
– Đau : đau tự nhiên, đau tăng khi sờ khi nhai, đôi khi kèm theo đau tai,,,, nhưng lưu ý nuốt không đau
– Khít hàm nếu đau quá, dễ nhầm với uốn ván và biến chứng viêm răng số 8
– Không đỏ , không nóng vùng sưng tuyến mang tai
– Ống stenon sưng đỏ nhưng khi khám thì không thấy chảy mủ, đây là dấu hiệu rất gợi ý tới quai bị
– Có thể có hạch nhỏ ở góc hàm hoặc trước tai
Thường biểu hiện này sẽ thoái triển sau 8 đến 10 ngày không để lại di chứng
Xét nghiệm: amylase trong nước tiểu và trong máu tăng
Thể viêm tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi ít gặp hơn, và thường nhầm lẫn với bệnh lí hạch vùng đó.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của bệnh quai bị
Không có phản hồi