Ban sẩn và các nguyên nhân gây nên phát ban do vi khuẩn và miễn dịch
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các vi khuẩn gây nên hiện tượng đông máu nội mạch rải rác cũng có thể gặp ban xuất huyết. Xuất huyết do tắc mạch nhiễm khuẩn là đặc điểm của viêm nội tâm mạc bán cấp, thường hay ở phần trước trên của thân mình.
1.Scarlatin (tinh hồng nhiệt)
- Do độc tố tác động đến quá trình tạo máu được giải phóng từ liên cầu nhóm A.
- Các ban sẩn đỏ thường xuất hiện đầu tiên ở cổ và sau đó lan xuống thân, tứ chi trong vòng 36 giờ. Đó là các chấm nhỏ ở lỗ chân lông và có cảm giác như cọ vào giấy ráp.
- Sự lan truyền của ban sâu đó sẽ tới các nếp gấp của cơ thể cùng với viêm amidan và hạch nội tạng, đặc biệt là bong vảy gan bàn tay, chân giúp cho chẩn đoán lâm sàng dễ hơn.
2.Thương hàn
- Ban có đường kính 1-3mm ở vùng ngực, bụng, màu hồng, số lượng ít và lặn sau 3-4 ngày.
3.Liên cầu nhóm A và tụ cầu
- Gây viêm mô bào rắn, phù. Ban đỏ bóng,nổi cao, bờ giới hạn rõ.
- Tụ cầu vàng: ban đỏ lan xuống dưới da.
4.Borrelia bufdoferi ( bệnh Lyme)
- Thương tổn đầu tiên là những sẩn hay dát nhỏ, màu đỏ sau đó lan rộng từ từ trong vòng vài ngày tới nhiều tuần, các thương tổn thường hình nhẫn đa dạng ( tổn thương thứ phát). Bệnh nhân có tiền sử bị ve cắn và có các biểu hiện về thần kinh, tim, khớp.
5.Não mô cầu
- Đặc trung bởi hình ảnh tử ban. Ban xuất hiện 1-2 ngày sau sốt, màu đỏ hoặc tim thẫm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1-2mm tới mảng vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ ghề, có hoại tử trung tâm.
- Ban có thể ở bất cứ vị trí nào trên da nhưng chủ yếu là vùng nách, hông, quanh khớp.
- Khi bệnh nặng, tử ban lan tràn nhanh chóng về số lượng và phát triển về kích thước.
Ngoài ra các vi khuẩn gây nên hiện tượng đông máu nội mạch rải rác cũng có thể gặp ban xuất huyết. Xuất huyết do tắc mạch nhiễm khuẩn là đặc điểm của viêm nội tâm mạc bán cấp, thường hay ở phần trước trên của thân mình
6. Ban sẩn do Rickettsia
–Ban sẩn dạng nốt, chấm, thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 và kéo dài vài ngày, ban thường ở tứ chi sau đó lan tới thân mình, màu đỏ nhạt, không ngứa, không đau.
7. Ký sinh trùng
- Ấu trùng giun đũa, sán lá,sán dây, nấm candida,,,
8.Dị ứng
- Do kháng sinh : bình thường ban xuất hiên tròng vòng 1 đến vài tuần sau khi dùng thuốc nhưng cũng có khi xuất hiện muộn hơn. Ban sẩn bắt đầu ở người sau lan ra tứ chi, ở gan bàn chân, gan bàn tay cũng thường gặp, dạng sẩn ngứa. Trường hợp nặng gây tổn thường các hóc tự nhiên ( hội chứng Leyell ) , nặc hơn có thể nhiễm độc gan, thận ( hội chứng Steven- Johnson)
- Sau tiêm huyết thanh: sau khi dùng SAT, SAD 7 đến 10 ngày xuất hiện sốt và phát ban.
- Ban do tiếp xúc: ban xuất hiện ở các vị trí tương ứng với chỗ tiếp xúc
9.Nhiễm độc
- là do tiếp xúc với các hóa chất như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột…
10.Bệnh về máu và miễn dịch
- Ban do bệnh về máu: thường là các ban xuất huyết, ít có ban đỏ. Bệnh bạch càu thể tủy, bạch cầu kinh có thể gây ra các sẩn màu mận chín, chắc và thường ở phía trên cơ thể
- Ban trong các bệnh miễn dịch: Lupus ban đỏ rải rác sẽ có ban hình cánh bướm ở má, hoặc là các dát hình đĩa, có vẩy hoặc bọng nước.
- Viêm khớp dạng thấp: bệnh nhân có sốt và xuất hiện một vào ban đỏ thoáng qua trước khi đau khớp.
- Viêm cơ bì: ban đỏ ánh xanh xung quanh hố mắt và các sẩn phẳng, màu tím ở các khớp đốt ngón tay ( sẩn của Gottron).
- Hồng ban nút: thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, bệnh nhân có sốt, đau khớp, xuất hiện các cục, nút nhỏ màu đỏ, nhạy cảm đau nằm dưới da vùng trước bên xương chày.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết:Ban sẩn và các nguyên nhân gây nên phát ban do vi khuẩn và miễn dịch
Không có phản hồi