Những nguyên nhân gây ra bệnh cảnh suy gan cấp trên lâm sàng
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Ít hơn 1% bệnh nhân viêm gan do virus A sẽ tiến triển thành suy gan cấp, biểu hiện lâm sàng gồm 2 giai đoạn tối cấp hoặc cấp tính. Suy gan cấp do virus A cũng thường gặp ở người lớn tuổi và có tiên lượng nặng.
1. Định nghĩa suy gan cấp ( acute liver failure: ALF)
– Suy gan cấp được đặc trưng bởi tình trạng tăng men gan ( ALT ≥ 2-3ULN: tổn thương tế bào gan) kết hợp với rối loạn chức năng gan ( như vàng da, rối loạn đông máu: INR > 1.5). Xảy ra trên cơ địa không có bệnh gan mạn trước đó ngoại trừ tổn thương gan do viêm gan tự miễn, bệnh Wilson và hội chứng Budd-chiari với không có bằng chứng lâm sàng và mô học của xơ gan
– Thuật ngữ suy gan cấp được mô tả đầu tiên năm 1930 bởi Trey và Davidson “là một tình trạng tổn thương gan nặng, với bệnh não gan xuất hiện trong vòng 8 tuần sau triệu chứng đầu tiên, đồng thời loại trừ bệnh gan mạn trước đó”. Năm 1993 được mô tả lại với vàng da được xem là triệu chứng khởi phát đầu tiên, và phân loại thành các giai đoạn gồm: suy gan tối cấp- suy gan cấp- suy gan bán cấp và suy gan mạn dựa vào thời gian xuất hiện bệnh não gan
+ Suy gan tối cấp: bệnh não gan xuất hiện trong 7 ngày sau vàng da
+ Suy gan cấp: bệnh não gan xuất hiện sau 8-28 ngày sau vàng da
+ Suy gan bán cấp: sau 5-12 tuần
(Theo phân loại của Hội gan mật quốc tế IASL 1999: suy gan tối cấp: <10 ngày, suy gan cấp bùng phát: 10-30 ngày và suy gan bán cấp: 5-24 tuần)
2. Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của suy gan cấp thường gặp giúp chẩn đoán phân biệt
a. Thâm nhiễm ác tính: tiền sử ung thư, gan to, tăng alkaline phosphatase và các dấu chỉ điểm ung thư. Thường xảy ra do ung thư vú và lymphoma di căn gan
b. Tổn thương gan do thiếu máu cấp: tăng đáng kể aminotransferase, tăng LDH và creatinine. Cải thiện nhanh sau ổn định huyết động, thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy tim sung huyết nặng hoặc bệnh lý hô hấp. Tổn thương gan do thiếu máu cấp có tần suất khoảng 1.2- 11% ở bệnh nhân hồi sức, đôi khi tình trạng tụt huyết áp và giảm oxy máu không được ghi nhận ở những bệnh nhân này.
c. Ngộ độc paracetamol: tăng rất cao ALT, AST, nồng độ bilirubin thấp, bệnh tiến triển nhanh, toan chuyển hóa và suy thận
d. Hội chứng Budd- chiari: với tam chứng đau bụng, báng bụng và gan to. (Chẩn đoán dựa trên hình ảnh, test máu đánh giá tình trạng tăng đông và bệnh lý ác tính)
e. Bệnh Wilson: bệnh nhân trẻ với thiếu máu tán huyết test Coombs âm tính, tỉ số bilirubin/alkaline phosphatse tăng cao, vòng Kayser- Fleicher (50%), axid uric máu thấp và đồng nước tiểu tăng đáng kể
f. Ngộ độc nấm: thường do amanita phalloides với triệu chứng dạ dày ruột như nôn ói và tiêu chảy nặng, tổn thương thận cấp.
g. Viêm gan tự miễn: thường biểu hiện lâm sàng suy gan bán cấp, có thể kết hợp bệnh lý tự miễn ở cơ quan khác, ANA có thể dương tính, tăng globulin.
h. Viêm gan virus: các virus gây suy gan cấp thường gặp như HBV, HAV và HEV
– Virus viêm gan B: là tác nhân gây tổn thương gan cấp và suy gan cấp thường gặp nhất, thường được thúc đẩy bởi tình trạng đồng nhiễm viêm gan virus D hoặc viêm gan B tái hoạt động. Ít hơn 4% trường hợp viêm gan B cấp sẽ phát triển thành suy gan gấp nhưng tỉ lệ tử vong cao hơn so với HAV và HEV. Điều trị sớm với liệu pháp kháng virus (entecavir) có thể làm giảm nguy cơ tiến triển suy gan cấp (*). Đợt bùng phát viêm gan B mạn thường xảy ra ở bệnh nhân đang hoặc sau điều trị thuốc ức chế miễn dịch (Rituximab, hóa trị ung thư…) và có tỉ lệ tử vong cao hơn so với viêm gan B cấp. Tiên lượng suy gan cấp do virus B nặng ở người già, người có bệnh đồng mắc nặng
– Virus viêm gan A: ít hơn 1% bệnh nhân viêm gan do virus A sẽ tiến triển thành suy gan cấp, biểu hiện lâm sàng gồm 2 giai đoạn tối cấp hoặc cấp tính. Suy gan cấp do virus A cũng thường gặp ở người lớn tuổi và có tiên lượng nặng
– Virus viêm gan E: viêm gan virus E thường xảy ra ở những người du lịch tới vùng dịch tễ viêm gan E, lâm sàng thường gây suy gan giai đoạn tối cấp, tiên lượng nặng ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh gan mạn đồng mắc không được chẩn đoán trước đó, phụ nữ mang thai và vùng dịch tễ châu Á, châu Phi
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Những nguyên nhân gây ra bệnh cảnh suy gan cấp trên lâm sàng
Không có phản hồi