Thuốc bổ âm (phần 2)
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thuốc bổ âm là các thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do phần âm của cơ thể bị giảm sút, do tân dịch bị hao tổn, do hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau họng, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo.
- Quy bản- yếm rùa
Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, lạnh, vào kinh tâm, thận, tỳ, can.
Tác dụng: bổ thận, mạnh gân xương.
ứng dụng điều trị: chữa thận âm hư không chế tiết được can dương làm can dương vương nối lên gây phong động nhiều loạn thần minh như: đầu choáng, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mệt mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít. Chữa chứng âm hư hỏa vượng: nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, ho ra máu, miệng khô, họng khô mặt đỏ. Bổ huyết chữa rong kinh, lách to do sốt rét. Chữa lưng gối mỏi yếu, trẻ em chậm biết đi chậm liền thóp.
Liều lượng: 6-40 g/ngày
- Miết giáp – mai con ba ba, giáp ngư
Tính vị, quy kinh: mặn, lạnh, vào kinh can, tỳ.
Tác dụng: tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết.
ứng dụng: chữa chứng âm hư sau khi sốt cao kéo dài. Chữa đau nhức trong xương, triều nhiệt do âm hư. Chữa lách to do sốt rét. Chữa ứ huyết do sang chấn, bế kinh.
Liều lượng: 12-16 g/ngày. Dùng uống, có thể sao vàng hoặc nấu cao.
- Thạch hộc- hoàng thảo: thân của cây loại phong lan mọc trên đá.
Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, bình, vào kinh vị, thận.
Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt
ứng dụng: chữa chứng miệng kho, họng khô, miệng lở loét, ráo bón do sốt cao kéo dài, chữa nôn mửa do nhiệt.
Liều lượng: 8-16 g/ngày.
- Ngọc trúc- rễ phơi khô của cây ngọc trúc.
Tính vị, quy kinh: ngọt, hơi lạnh, vào kinh phế vị
Tác dụng: dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
ứng dụng: chữa ho, phiền khát do âm hư (do bệnh truyền nhiễm hoặc sốt cao). Chữa chứng miệng khô khát do mất tân dịch sau sốt kéo dài. Chữa chứng vị hỏa: ăn nhiều, mau đói. Chữa ho viêm phế quản, viêm phổi.
Liều lượng: 6-12 g/ngày.
- Bách hợp – vảy của vỏ cây bạch hợp
Tính vị, quy kinh: đắng, lạnh, vào kinh tâm phế
Tác dụng: nhuận phế, ân thần, nhuận tràng, lợi tiểu.
ứng dụng: chữa mất ngủ do cam hỏa vượng hay sốt cao, chữa ho do phế hư. Chữa táo bón do tân dịch giảm. Lợi niệu trừ phù thũng.
- Bạch thược- rễ cây thược dược
Tính vị, quy kinh: đắng, chua, lạnh, vào kinh can, tỳ phế.
Tác dụng: bổ huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống.
ứng dụng: chữa cơn đau nội tạng, chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, chữa ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ xuất huyết, rong kinh. Chữa các chứng đau do can khí uất kết gây nên như: đau dạ dày, đau thần kinh liên sườn, đau bụng. Lợi niệu.
Liều lượng: 6-12 g/ngày.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Thuốc bổ âm (phần 2)
Không có phản hồi