Các bài thuốc bổ huyết hay dùng trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc bổ huyết được áp dụng để điều trị chứng huyết hư, sắc mặt xanh hoặc vàng, móng tay trắng bợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt ít, nhạt màu.
Trong lý luận y học cổ truyền, dương sinh âm trưởng, nên các bài thuốc bổ huyết thường được phối hợp với các bài thuốc bổ khí như đẳng sâm, hoàng kỳ.
1. Bài bổ huyết:
Gồm: hà thủ ô: 16g, hạt muồng: 16g, đan sâm: 12g, thục địa: 12g, dầu gấc: 10g, thiên môn: 10g, ngưu tất: 20g, hoài sơn: 20g, huyền sâm: 20g, mật ong: 20g, cao ban long: 24g, ích mẫu: 8g.
Cách dùng: làm thành viên, uống mỗi ngày 20g.
Tác dụng: bổ âm, bổ huyết, an thần.
Trong bài thuốc này, hà thủ ô, thục địa và dầu gấc có tác dụng bổ huyết; ích mẫu, đan sâm, ngưu tất có tác dụng hoạt huyết và bổ huyết; thiên môn và huyền sâm có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt; cao ban long và hoài sơn có tác dụng kiện tỳ sinh huyết; hạt muồng có tác dụng an thần.
2. Bài bổ huyết điều kinh:
Gồm: kê huyết đằng: 20g, hương phụ: 16g, bá tử nhân: 12g, hạt ích mẫu: 12g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: bổ huyết, điều kinh, an thần.
Ứng dụng: điều trị tâm tỳ hư gây thiếu máu, kinh nguyệt ít, nhạt màu, ngủ ít.
3. Tứ vật thang:
Gồm: thục địa: 12g, xuyên khung: 12g, xuyên quy: 12g, bạch thược: 12g.
Cách dùng: sắc uống hoặc làm thành viên, mỗi ngày uống 12g.
Tác dụng: bổ huyết điều huyết.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng huyết nhiệt, huyết trệ gây kinh nguyệt không đều, thống kinh, miệng nhạt, mạch tế.
- Điều trị chứng thiếu máu, chữa dị ứng nổi ban.
Trong bài thuốc này, thục địa có tác dụng tư âm bổ huyết, đương quy có tác dụng bổ huyết dưỡng can, hòa huyết điều kinh; bạch thược có tác dụng dưỡng huyết hòa âm; xuyên khung có tác dụng hoạt huyết hành khí, thông khí huyết.
Chú ý: Bài “Tứ vật thang” gia thêm đẳng sâm, hoàng kỳ có tác dụng bổ khí huyết, gia thêm đào nhân và hồng hoa có tác dụng điều trị ứ huyết; gia thêm đại hoàng và mang tiêu có tác dụng chữa táo bón; gia thêm tiêu kế, huyết dư có tác dụng cầm máu…
4. Đương quy bổ huyết thang:
Gồm: hoàng kỳ: 40g, đương quy:8g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: bổ khí sinh huyết.
Ứng dụng: điều trị chứng mất máu, chảy máu không ngừng, dùng cho phụ nữ sau sinh bị mất máu.
5. Quy tỳ thang:
Gồm: bạch truật: 12g, toan táo nhân: 12g, hoàng kỳ: 12g, phục thần: 12g, đẳng sâm: 6g, mộc hương: 6g, đương quy: 4g, chích cam thảo: 4g, viễn chí: 4g.
Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang, hoặc làm thành viên hoàn uống mỗi ngày 12g – 16g.
Tác dụng: kiện tỳ dưỡng âm, ích khí bổ huyết.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng tâm tỳ hư, khí huyết hư xuất hiện các chứng như hồi hộp, hay quên, mất ngủ, ăn uống kém, mệt mỏi, sắc mặt vàng, miệng nhạt, mạch nhược.
- Điều trị chứng tỳ hư không nhiếp huyết gây kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong huyết, chảy máu dưới da.
- Điều trị bệnh suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược.
- Điều trị suy tim gây hồi hộp, đoản khí. Dùng bài này bỏ bạch truật gia thêm đan sâm, giảm bớt liều của hoàng kỳ.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc bổ huyết hay dùng trong y học cổ truyền
Không có phản hồi