Các biến chứng và phương pháp điều trị các chứng bệnh do nôn gây ra

Tin Tức Sức Khỏe

Nôn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên và cũng có nhiều thể nôn khác nhau như nôn cấp tính hay nôn kéo dài. Tuy vậy, đa số lại mang đến hậu quả, biến chứng tương đối giống nhau mặc dù vẫn có sự cá thể hóa trong điều trị.

1.BIẾN CHỨNG

Biến chứng chủ yếu của nôn là mất nước và điện giải, đặc biệt khi nôn kéo dài cũng như có viêm phổi, chảy máu đường tiêu hóa, hoặc ít gặp hơn là rách đoạn nối dạ dày thực quản (hội chứng Mallory – Weiss) và thủng thực quản (hiếm gặp ở trẻ em). Ép ăn có thể gây ra nôn kéo dài, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.

 

2.ĐIỀU TRỊ

Nôn cấp tính không có bệnh lý nền nghiêm trọng hoặc không có mất nước nặng, có thể được điều trị bằng bù dịch đường uống (ví dụ trong viêm dạ dày cấp). Nếu nôn liên quan đến ỉa chảy, mất nước, cần được tiến hành bù dịch. Carbonated có thể làm nôn nặng thêm. Dịch cao phân tử, trigycerid chuỗi dài, và thuốc kháng choninergic có xu hướng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, do vậy nên tránh dùng.

Thuốc hay được dùng nhất khi cần thiết đều điều trị triệu chứng nôn kéo dài hay cấp tính là ondansetron và promethazine. Ondansetron hay được dùng hơn do có ít tác dụng phụ. Nó nên được dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi có nôn liên quan đến viêm dạ dày ruột, làm giảm tần số nôn và cần cho việc bù dịch đường tĩnh mạch.

Với nôn cơ chế hóa học, thuốc kháng receptor 5-HT có hiệu quả (đặc biệt là ondanse-tron and granisetron). Có thể dùng thêm thuốc kháng Dexamethasone and NK1 receptor nếu cần thiết. Thỉnh thoáng có thể dùng thêm Metoclopramide,  nhưng nay ít dùng. Không may là những điều trị này không hiệu quả trong việc kiểm soát buồn nôn cũng như nôn

Thuốc kháng H1 receptor (bao gồm  diphenhydramine, dimenhydrinate, meclizine, and promethazine) và thuốc kháng receptor muscarinic (ví dụ scopolamine) có tác dụng ngăn ngừa say tàu xe. Erythromycin liều thấp hoặc mecoclopramide dùng để điều trị khó làm rỗng dạ dày trong trường hợp không có tắc nghẽn cơ học.

Cần chú ý tìm dấu hiệu mất nước ở bệnh nhân. Với bệnh nhân có nôn liên tục khi ăn, đặt sonde dạ dày là cần thiết. Nôn mức độ nặng có thể cần phải truyền dịch, đồng thời điều trị  tình trạng nhiễm kiềm hay hạ kali máu thứ phát. Xử trí trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Mức độ điều trị phụ thuộc vào khối lượng chất nôn và sự có mặt của các biến chứng. Chăm sóc trẻ sơ sinh bằng việc cho ăn với ngũ cốc (nồng độ tiêu chuẩn là một 1 muỗng bột ngũ cốc với 2 muỗng sữa) hoặc sử dụng những sữa pha sẵn, có thể làm giảm nôn và trào ngược.

Tư thế nằm sấp ở trẻ sơ sinh có thể làm giảm trào ngược, nhưng chỉ nên thực hiện khi trẻ được theo dõi và tỉnh táo vì có nguy cơ đột tử ở tư thế này. Tư thế nằm sấp có tác dụng với trẻ trên 1 tuổi. Nằm nghiêng trái được khuyến khích khi trẻ ngủ cũng bởi vì, trẻ hay chuyển nằm sấp khi ngủ. Nâng cao đầu giường vẫn là một biện pháp được áp dụng cho cả trẻ lớn  và người lớn. Nên tránh ăn những đồ ăn nhanh hoặc chất lỏng sau khi ăn tối, cũng như các tác nhân làm nặng thêm viêm thực quản (rượu, cà phê, thuốc lá).. Thuốc thường được dùng để làm giảm tiếp xúc của niêm mạc thực quản với acid (thuốc kháng acid, ức chế H1 receptor hay thuốc ức chế bơm proton). Những cố gắng làm tăng cường chức năng của đoạn thấp của thực quản cũng như làm trống dạ dày đã không thành công vì những tác dụng phụ của thuốc không được chấp nhận.

Baclofen được gợi ý có tác dụng làm giảm tần số và sự căng giãn bất thường của đoạn dưới thực quản, nhưng vẫn còn ít kinh nghiệm ở trên trẻ em. Một dạng của sucralfate (chất bảo vệ tế bào) được dùng để ngăn acid phá hủy thực quản. Khi trẻ có trào ngược dạ dày thực quản nặng, việc điều trị có thể không đạt hiệu quả. Trong trường hợp này, phẫu thuật nên được xem xét. Nhìn chung, kết quả phẫu thuật ở nhóm này là tốt, và có hiệu quả lâu dài. Ở trẻ chậm phát triển tinh thần vận động và có trào ngược dạ dày thực quản, phẫu thuật có thể không loại bỏ hết được những triệu chứng đường hô hấp, vì còn nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ rối loạn chức năng nuốt. Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật trong khoảng 10%- 30%, và cần giải thích cho bệnh nhân khi chấp nhận phẫu thuật này.

3.CẦN ĐẾN KHÁM KHI

  • Nôn kéo dài
  • Nôn tái phát nhiều đợt
  • Nôn liên quan tói một tình trạng nặng (như đau bụng ngoại khoa, vấn đề thần kinh)

4.CẦN NHẬP VIỆN KHI

  • Nôn có dấu hiệu mất nước
  • Nôn kèm theo dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng cấp tính (viêm ruột thừa cấp, viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp)
  • Nôn kèm theo dấu hiệu và triệu chứng của tăng áp lực nội sọ

Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com

Link bài viết: Các biến chứng và phương pháp điều trị các chứng bệnh do nôn gây ra

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Giải quyết vấn đề xuất tinh sớm chỉ với Formula For Men

Hiện nay, tình trạng xuất tinh sớm đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quý ông. Đôi khi khiến các quý ông mất mặt trước bạn tình của mình. Nhiều người mang tâm lý ngại mà không tìm cách chữa phù hợp, tình trạng này kéo dài làm ảnh …

Tin Tức Sức Khỏe
Tăng cường sinh lý nam với Formula For Men – Không còn nỗi lo bồ chê vợ chán

Chuyện sinh lý vốn không phải của riêng ai, mà nó luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của nhiều quý ông. Bởi nó không chỉ đơn thuần là vấn đề nhu cầu, mà còn thể hiện bản lĩnh của phái mạnh. Khi có những rắc rối trong …

mãn dục nam
Tin Tức Sức Khỏe
Giải mã những điều bí ẩn về quá trình mãn dục nam

Bất kỳ người đàn ông nào cũng trải qua độ tuổi sung mãn và bước vào quá trình lão hóa, mãn dục của cơ thể. Tuy nhiên, không giống như ở nữ giới có sự thay đổi đột ngột của hormone trong cơ thể. Quá trình mãn dục nam lại …

Thuốc tebexerol immunoxel 500ml