Biến chứng không thể coi thường của sốt đơn thuần ở trẻ em
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Với trẻ từ 6-12 tháng, những dấu hiệu lâm sàng của viêm màng não khó phát hiện, chọc dò tủy sống cũng cần được xem xét nếu trẻ chưa được tiêm phòng HI và S.pneumoniae hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng để phòng biến chứng xảy ra.
-
Những biến chứng nguy hiểm từ sốt
Một trẻ sốt đến với bác sĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng có lẽ đáng lo ngại nhất là khi trẻ xuất hiện đột ngột cơn co giật. Giật cứng hay giật rung, thường kéo dài ít hơn 15 phút, xảy ra trong vòng 24h sau sốt, và có thể bắt đầu mà không có dấu hiệu báo trược. hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được có sốt trong trường hợp này. Nhiệt độ đo tại trực tràng của trẻ từ 39-40 độ C. Cần đánh giá toàn diện về cơn co giật vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm màng não hay viêm não.
Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng nên chọc dò tủy sống thường quy với trẻ có co giật do sốt lần đầu tiên, nhưng AAP (viện hàn lâm nhi khoa Mỹ) lại khuyến cao nên cân nhắc tới tuổi và tình trạng tiêm chủng của trẻ.
Ở trẻ nhỏ, rất khó để chẩn đoán viêm màng não trên lâm sàng (ví dụ: hội chứng màng não, dấu Kernig, dấu Brudziski), và cần được cân nhắc chọc dịch não tủy. Trẻ dưới 6 tháng cũng vậy, do các dấu hiệu lâm sàng có thể không có.
+Với trẻ từ 6-12 tháng, những dấu hiệu lâm sàng của viêm màng não khó phát hiện, chọc dò tủy sống cũng cần được xem xét nếu trẻ chưa được tiêm phòng HI và S.pneumoniae hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng để phòng biến chứng xảy ra.
+Ở trẻ trên 12 tháng, chọc dịch não tủy không được khuyến cao dùng thường quy, chỉ trong trường hợp có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý viêm màng não hoặc nhiễm trùng nội sọ. Bởi vì điều trị kháng sinh có thể làm mở đi triệu chứng của viêm màng não, nên chọc dịch não tủy ở trẻ có sốt và co giật đã điều trị kháng sinh. Làm lại xét nghiệm với trẻ trước cơn động kinh có thể giúp chẩn đoán xác định và một xét nghiệm dịch não tủy là cần thiết.
Thông thường, bệnh nhi sốt thường đến sau khi sốt đã kéo dài hơn 24h và có liên quan tới những triệu chứng không đặc hiệu hoặc với những triệu chứng ở một hệ cơ quan nào đó. Cần khai thác đầy đủ về tuổi bn, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan, tiền sử gia đình và xung quanh, tiền sử tiêm chủng, tình trạng nhiễm trùng gần đây. Ngoài ra còn cần chú ý tới mùa. Ví dụ, RSV và virus cúm thường gặp vào mùa đông, á cúm hay gặp vào mùa xuân, thu, nhiễm enterovirus thường vào mùa hè. Cũng cần hỏi về thời gian và mức độ sốt. Sốt kéo dài nhiều ngày sẽ khác với một sốt 41 độ C mới trong vòng vài giờ. Không may là mức độ sốt thường ít giúp ích trong việc phân biệt sốt do nhiễm trùng hay một bệnh nghiêm trọng với một bệnh không nghiêm trọng.
Cũng cần chú ý tới mức độ hiểu biết, tâm lý và kinh nghiệm chăm sóc của cha mẹ hoặc những người liên quan trực tiếp đến trẻ để nắm rõ hơn về tình trạng của trẻ.
2. Chẩn đoán phân biệt
Có rất nhiều tình trạng gây ra sốt, cụ thể sẽ được trình bày trong từng chương. Ngoài những nguyên nhân gây bệnh cụ thê,r mất nước, hoạt động cơ quá mắc, rối loạn thần kinh tự đồng, tiếp xúc với nhiệt độ cao đều có thể gây tăng thân nhiệt. Mặc dù bệnh có thể gây sốt ở mọi lứa tuổi nhưng một số bệnh có khả năng xảy ra cao hơn ở lứa tuổi này hơn lứa tuổi khác. Bệnh tự miễn và viêm ruột, ví dụ,không hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng dần phổ biến hơn ở lứa tuổi lớn hơn. Tương tự, các phản ứng sốt do miễn dịch thường diễn ra trong năm đầu khi trẻ được tiêm trùng.
Nhiễm trùng hệ hô hấp và tiêu hóa là nguyên nhân chính gây sốt ở tất cả mọi lứa tuổi. Đa số nhiễm trùng đều có nguồn gốc từ virus (enteroviruses, infl uenza virus, parainfl uenza virus, RSV, adenovirus, rhinovirus, rotavirus) và thường tự hết. Hiểu biết về mùa của virus giúp cho chẩn đoán đúng và hiệu quả. Ngoài ra, biết về đặc điểm gây bệnh của từng loài cũng giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán. Ví dụ, sốt cao, khó chịu, nổi hạch vùng cổ tử cung, và đau ở vùng lưỡi và nướu là đặc trưng của Herpes gingivostomatitis
BOX 29-1: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT SỐT
- Nhiễm trùng
- Bệnh tự miễn
- Bệnh ác tính
- Bênh chuyển hóa
- Nhiễm trùng mạn tính
- Bệnh gan
- Sốt do thuốc và tiêm chủng
- Ngộ độc
- Bất thường hệ thần kinh trung ương
- Sốt giả tạo
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết : Biến chứng không thể coi thường của sốt đơn thuần ở trẻ em
Tác giả: Dược sĩ Lưu Anh.
Không có phản hồi