Các bài thuốc hành khí và giáng khí trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch.
Các bài thuốc này chỉ thích hợp trong điều trị các bệnh thực chứng, nếu khí hư thì phải dùng bổ khí, khí trệ kèm khí hư thì bài thuốc được tạo thành từ thuốc thuộc hành khí và bổ khí phối hợp với nhau.
Các bài thuốc hành khí và giáng khí gồm các vị thuốc có tính cay thơm, hay làm tổn thương tân dịch nên khi điều trị bệnh đạt yêu cầu cần ngừng thuốc ngay, thận trọng trong các trường hợp âm hư tân dịch giảm.
1. Các bài thuốc hành khí:
Áp dụng điều trị các chứng khí uất, khí trệ do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết gây ra.
a. Bài thuốc kích thích tiêu hóa:
Gồm: củ gấu: 40g, vỏ gối: 28g, chỉ xác: 28g, vỏ quýt: 25g, sơn tra: 25g, gừng: 20g, phèn phi: 16g.
Cách dùng: đem tán thành bột, uống 8g chia làm 2 lần trong ngày.
Tác dụng: kiện tỳ hành khí, chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi.
b. Việt cúc hoàn:
Gồm: thương truật, hương phụ, xuyên khung, thần khúc, chi tử: lấy với lượng như nhau.
Cách dùng: đem tán bột làm thành viên, uống mỗi ngày 8g – 12g với nước ấm. Có thể sử dụng dạng thuốc thang với liều lượng thích hợp.
Tác dụng: hành khí giải uất.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng uất kết do khí. huyết, đàm, hỏa, thấm, đồ ăn gây ngực sườn đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, nôn mửa…
- Điều trị các bệnh rối loạn thần kinh chức năng như hysteria, thống kinh, rối loạn tiêu hóa…
c. Bán hạ hậu phác thang:
Gồm: bán hạ chế: 8g, sinh khương: 8g, phục linh: 8g, hậu phác: 6g, tô diệp: 6g.
Cách dùng: sắc uống, chia làm 3 lần, ban ngày uống 2 lần, tối uống 1 lần.
Tác dụng: hành khí khai uất, giáng nghịch hóa đàm.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng đàm khí uất kết gây triệu chứng cảm giác có gì vướng trong họng, khạc không ra, nuốt không xuôi, ngực sườn đầy tức, ho hoặc nôn mửa.
- Điều trị rối loạn thần kinh chức năng như hysteria, rối loạn tiêu hóa, ho, khó thở.
2. Các bài thuốc giáng khí:
Có tác dụng giáng khí trừ hen suyễn, khó thở, nấc do vị khí, do phế khí nghịch, thận không nạp khí, đàm ủng trệ.
a. Trừ đàm giáng nghịch:
Gồm: vỏ quýt: 12g, trúc nhự: 12g, đẳng sâm: 12g, ý dĩ: 12g, gừng: 8g, cam thảo: 8g.
Cách dùng: sắc uống.
Ứng dụng: điều trị chứng nôn mửa do tỳ vị hư nhược.
b. Tô tử giáng khí thang:
Gồm: hạt tía tô: 8g, đương quy: 8g, tiền hồ: 8g, bán hạ chế: 8g, hậu phác: 6g, cam thảo: 4g, sinh khương: 4g, nhục quế: 2g.
Cách dùng: sắc uống nóng, chia uống ngày 2 lần.
Tác dụng: giáng nghịch bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.
Ứng dụng: điều trị viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, bước đầu phế khí thũng và bệnh tâm phế mạn có ho hen, đờm nhiều.
c. Đinh hương thị đế thang:
Gồm: thị đế: 8g, đẳng sâm: 8g, đinh hương: 8g, gừng: 4g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: giáng khí hòa vị.
Ứng dụng: điều trị nấc không ngừng do tỳ vị hư hàn, nấc sau phẫu thuật, nấc do rối loạn thần kinh chức năng.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc hành khí và giáng khí trong y học cổ truyền
Không có phản hồi