Các bài thuốc hòa giải hay dùng trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết điều khí, chữa các chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, trường vị bất hòa và sốt rét.
Không dùng các bài thuốc này chữa chứng cảm mạo khi tà ở biểu hoặc đã ở lý, không dùng cho người âm dương, khí huyết suy kém có chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi.
1. Hòa giải thiếu dương:
a. Tiểu sài hồ thang:
Gồm: sài hồ: 12g, đảng sâm: 12g, bán hạ chế: 12g, hoàng cầm: 8g, gừng: 8g, đại táo: 4 quả.
Cách dùng: sắc uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: hòa giải thiếu dương.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương.
- Chữa sốt rét. Dùng bài này gia thêm thường sơn, thảo quả.
2. Hòa giải can tỳ:
a. Tứ nghịch tán:
Gồm: sài hồ, chích cam thảo, chỉ thực, bạch thược, các vị lấy lượng bằng nhau.
Cách dùng: tán thành bột, mỗi lần uống 12-16g.
Tác dụng: Thấu giải uất nhiệt, điều hòa can tỳ.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng sốt cao gây tay chân quyết lạnh.
- Điều trị viêm loét dạ dày,. Dùng bài này phối hợp với bài “Tả kim hoàn”.
- Điều trị đau dây thần kinh liên sườn. Dùng bài này gia thêm hương phụ, uất kim, hành.
- Điều trị giun chui ống mật. Dùng bài này gia thêm khổ luyện tử, nếu có kèm theo táo bón thì gia thêm đại hoàng, mang tiêu.
Một số bài thuốc khác:
Bài “Sài hồ sơ can tán” gồm: bạch thược: 12g, sài hồ: 8g, chỉ xác: 8g, xuyên khung: 8g, uất kim: 8g, chích cam thảo: 4g. Bài này có tác dụng sơ can hành khí, hoạt huyết chỉ thống, áp dụng trong điều trị cơn đau dạ dày, đau thần kinh liên sườn, sốt rét.
b. Tiêu giao tán:
Gồm: sài hồ, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh: mỗi vị 40g, chích cam thảo: 20g.
Cách dùng: tán thành bột, uống 15-20g một ngày.
Tác dụng: sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.
Ứng dụng:
- Điều trị các bệnh rối loạn chức phận thần kinh trung ương.
- Điều trị thông kinh cơ năng. Dùng bài này gia thêm thục địa.
- Điều trị viêm gan mạn tính. Dùng bài này gia thêm mai mực, đảng sâm.
- Điều trị đau dây thần kinh liên sườn. Dùng bài này bỏ bạch truật gia thêm hương phụ.
c. Thống tả yếu phương:
Gồm: bạch truật: 12g, bạch thược: 12g, trần bì: 8g, phòng phong: 8g.
Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
Tác dụng: sơ can kiện tỳ, chữa đau bụng, cầm ỉa chảy.
Ứng dụng:
- Điều trị viêm đại tràng gây ỉa chảy do thần kinh.
- Điều trị ỉa chảy do viêm ruột cấp tính.
3. Hòa giải chữa sốt rét:
a. Bài thuốc chữa sốt rét:
Gồm: cây cam thìa: 100g, lá thường sơn: 100g, thảo quả: 80g, hà thủ ô trắng: 50g, hạt cau: 30g, vỏ chanh: 30g, cam thảo nam: 30g, miết giáp: 20g.
Cách dùng: tán bột, uống 40g/ngày.
Tác dụng: nhuyễn kiên, tán kết.
Ứng dụng: chữa lách to do sốt rét.
b. Bài điều hòa cơ thể chữa sốt rét:
Gồm: sài hồ: 10g, ý dĩ sao: 10g, bán hạ chế: 10g, thanh hao: 10g, xạ can: 10g, hoàng đằng: 10g, trần bì: 10g, mạch môn: 10g, chỉ xác: 10g, cam thảo nam: 10g, tô tử: 10g, hoàng cầm: 10g, tri mẫu: 20g.
Cách dùng: sắc uống 1 thang/ngày.
Tác dụng: hòa giải thiếu dương.
Ứng dụng:
- Chữa sốt rét.
- Chữa chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc hòa giải thường dùng trong y học cổ truyền
Không có phản hồi