Các bài thuốc ôn hóa thủy thấp trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc ôn hóa thủy thấp được áp dụng để điều trị các chứng phù thũng đàm ẩm, cước khí.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do thấp theo hàn hóa ra dương khí hư, sự khí hóa nước giảm sút nên sinh ra bệnh.
1. Thực tỳ ẩm:
Gồm: mộc hương: 12g, đại phúc bì: 12g, phục linh: 12g, bạch truật: 8g, thảo quả: 8g, phụ tử chế: 8g, mộc qua: 8g, can khương: 6g, hậu phác: 6g, cam thảo: 2g.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: ôn dương kiện tỳ, hành khí hóa thủy.
Ứng dụng:
- Điều trị viêm thận mạn tính, ỉa chảy mạn tính gây phù dinh dưỡng.
- Điều trị phù do suy tim.
Trong bài thuốc này, phục linh và bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp, hậu phác, mộc hương và đại phúc bì có tác dụng hành khí lợi niệu, can khương, thảo quả và phụ tử chế có tác dụng trừ hàn ôn dương, mộc qua có tác dụng trừ thấp.
2. Bổ thận tiêu thũng:
Gồm: sừng hươu nai: 4kg, trần bì: 4kg, mật ong: 3,5kg, thỏ ty tử: 2kg, bột cúc tán: 1kg, gạo nếp: 1kg.
Cách dùng: đem tán nhỏ làm thành viên hoàn, uống mỗi ngày 12g.
Ứng dụng: điều trị phù do thiếu vitamin B1, phù do thận hư nhiễm mỡ.
3. Kê minh tán:
Gồm: binh lang: 7 hạt, mộc qua: 40g, trần bì: 40g, cát cánh: 20g, gừng sống: 20g, tử tô: 12g, ngô thù: 8g.
Cách dùng: đem tán thành bột, sắc uống vào lúc đói, chia thành 3 đến 5 lần uống (tốt nhất là uống vào buổi sáng).
Tác dụng: tuyên tán thấp tà, hạ khí giáng trọc.
Ứng dụng:
- Điều trị thấp cước khí, gồm các triệu chứng như chân nặng vô lực, cử động khó khăn, tê lạnh, đau, phong thấp đi xuống dưới làm bàn chân tê rút, phù thũng.
- Điều trị chứng cước tay chân do lạnh.
- Điều trị phù do thiếu vitamin B1.
- Điều trị phù do giun chỉ (bệnh chân voi, viêm tinh hoàn do giun chỉ).
Trong bài thuốc này, binh lang có tác dụng hành khí trừ thấp, mộc qua có tính đi xuống dưới, tác dụng trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc; ngô thù có tác dụng trừ hàn giáng trọc; trần bì có tác dụng hành khí táo thấp, tiêu thũng khi dùng liều cao; tử tô và gừng có tác dụng tiêu tán thấp tà, trừ phong tán hàn; cát cánh có tác dụng thông xướng khí trệ ở thượng tiêu để hành khí táo thấp.
Chú ý: bài thuốc này có thể có tác dụng phụ như nôn nao, ngứa.
Một số bài thuốc khác:
Bài “Linh, quế, truật, cam thang” gồm: phục linh: 16g, quế chi: 12g, bạch truật: 12g, cam thảo: 8g. Các dùng: sắc uống. Tác dụng: chữa chứng đàm ẩm, điều trị chứng giãn phế quản mạn tính, có nước ở màng tim (gia thêm hoàng kỳ, phòng kỷ, đan sâm).
Bài “Chân vũ thang” (ở các bài thuốc trừ hàn) có tác dụng ôn dương lợi thủy. Dùng để điều trị chứng phù do viêm thận mạn tính, phù ở người già thể tỳ thận dương hư.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc ôn hóa thủy thấp trong y học cổ truyền
Không có phản hồi