Các bài thuốc ôn trung trừ hàn trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc ôn trung trừ hàn được áp dụng trong điều trị các chứng tỳ vị hư hàn.
Tỳ vị đều là tạng phủ thuộc trung tiêu, có chức năng chủ về vận hóa. Trường hợp tỳ vị dương hư sẽ dẫn đến các triệu chứng như người mệt mỏi, tay chân mỏi và lạnh, không muốn ăn uống, hay ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, ỉa chảy, miệng nhạt, không thấy khát, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế hoặc trì hoãn.
Các bài thuốc ôn trung trừ hàn được tạo thành chủ yếu từ các vị thuốc ôn trung trừ hàn như can khương, xuyên tiêu… phối hợp cùng với các vị thuốc kiện tỳ như đảng sâm, bạch truật…
1. Bài thuốc trừ hàn:
Gồm: ý dĩ: 16g, hương phụ: 12g, nga truật: 12g, cam thảo: 12g, bán hạ chế: 10g, trần bì: 10g, nam mộc hương: 10g, sa nhân: 8g, gừng khô: 6g.
Cách dùng: Tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6g cùng với nước ấm.
Tác dụng: ôn trung trừ hàn, kiện tỳ.
Ứng dụng:
- Điều trị đau bụng do lạnh. ỉa chảy do lạnh, nôn mửa do lạnh.
2. Tiểu kiến trung thang:
Gồm: di đường: 40g, bạch thược: 16g, sinh khương: 12g, quế chi: 8g, chích cam thảo: 8g, đại táo: 4 quả.
Cách dùng: sắc thuốc, đem bỏ bã, sau đó cho di đường vào hòa tan, uống lúc nóng, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: ôn trung bổ hư, hoãn cấp chỉ thống.
Ứng dụng:
- Điều trị tỳ vị hư hàn gây đau bụng, thích chườm nóng, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền sác.
- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thần kinh suy nhược, thiếu máu.
- Điều trị chứng hư nhiệt do âm dương mất điều hòa, sốt cơ năng và sốt do bệnh bạch huyết cấp.
Một số bài thuốc khác:
Bài “Đại kiến trung thang” gồm: xuyên tiêu: 8g, can khương: 12g, đảng sâm: 12g, di đường: 40g. Cách dùng: đem sắc bỏ bã. cho di đường vào hòa tan, uống lúc nóng. Bài thuốc này có tác dụng chữa đau bụng do viêm đại tràng co thắt, cơn đau dạ dày, nôn mửa do lạnh, cơn đau bụng do giun.
Bài “Lý trung hoàn” gồm: đảng sâm, can khương, chích thảo, bạch truật: mỗi vị 120g. Cách dùng: đem tán nhỏ thành bột, làm viên hoàn, uống 12-16g mỗi lần. Bài thuốc này áp dụng điều trị chứng tỳ vị hư hàn gây đau bụng, ỉa chảy phân lỏng, nôn mửa, không khát, đầy bụng, ăn uống kém, mạch trầm tế hoặc trì hoãn… và chữa viêm đại tràng mạn tính, loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn, chữa chứng chảy máu dạ dày, rong huyết (dùng bài này gia thêm a giao, ngải cứu, địa du).
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc ôn trung trừ hàn gặp trong y học cổ truyền
Không có phản hồi