Các bài thuốc phương hương hóa thấp trong y học cổ truyền
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các bài thuốc phương hương hóa thấp được dùng để điều bệnh do nguyên nhân thấp trọc ở bên trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng kiện vận của tỳ.
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp như bụng đầy tức, ợ chua, nôn mửa, ỉa chảy…
Các bài thuốc này được tạo thành từ các vị thuốc có tinh dầu thơm phối hợp với các vị thuốc khổ ôn táo thấp như hoắc hương, thương truật, trần bì để điều trị bệnh.
1. Bài trừ thấp kiện tỳ:
Gồm: hoắc hương: 40g, nam mộc hương: 40g, củ gấu: 28g, hậu phác: 24g, đại phúc bì: 24g, thảo quả: 20g, sa nhân: 20g.
Cách dùng: sắc uống hoặc đem tán bột, uống mỗi ngày 20g.
Ứng dụng:
- Điều trị ỉa chảy do lạnh, ỉa chảy mạn tính.
- Điều trị đau bụng do lạnh (trong bệnh viêm đại tràng mạn tính, loét dạ dày).
Trong bài thuốc này, hoắc hương có tác dụng phương hương hóa trọc; sa nhân, nam mộc hương, hậu phác, thảo quả, hương phụ, đại phúc bì có tác dụng kích thích tiêu hóa, tháo thấp cầm ỉa chảy.
2. Bài trừ hàn thấp:
Gồm: gừng già: 40g, hoắc hương: 20g, đại hồi: 12g, quế chi: 7g.
Cách dùng: đem tán thành bột uống hoặc đem sắc uống mỗi ngày 20g.
Ứng dụng: điều trị ỉa chảy do lạnh.
3. Hoắc hương chính khí tán:
Gồm: hoắc hương: 120g, đại phúc bì: 80g, trần bì: 80g, cát cánh: 80g, tử tô: 80g, bạch truật: 80g, bán hạ chế: 80g.
Cách dùng: đem tán thành bột, mỗi lần uống 12g – 16g cùng với nước gừng (2 lát), đại táo (1 quả) làm thành thang.
Tác dụng: giải biểu hòa trung, lý khí hóa thấp.
Ứng dụng:
- Điều trị cảm mạo do lạnh, gây ra ỉa chảy, nôn mửa, rét run, sốt nhẹ, đầy bụng, sôi bụng, ,iệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính.
- Điều trị ỉa chảy cấp tính, chú ý không nên dùng bài này cho các trường hợp ỉa chảy có sốt cao, không sợ lạnh, rêu lưỡi vàng khô.
- Điều trị bệnh cảm mạo 4 mùa gây ảnh hưởng đến tiêu hóa làm nôn mửa, ỉa chảy.
4. Bệnh vị tán:
Gồm: thương truật: 320g, trần bì: 200g, hậu phác: 200g, cam thảo: 120g.
Cách dùng: đem tán thành bột, uống mỗi lần 12g cùng với nước gừng, đại táo làm thành thang.
Tác dụng: vận tỳ ôn thấp, hành khí đạo trệ.
Ứng dụng:
- Điều trị chứng tỳ vị thấp trệ dẫn đến ỉa chảy, nôn mửa, lợm giọng, miệng nhạt, ăn uống kém, bụng đầy trướng, người tay chân mệt mỏi, rêu lưỡi trắng dày dính.
- Điều trị cảm mạo do lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy.
- Điều trị bệnh sốt rét. Dùng bài này phối hợp với bài “Tiểu sài hồ” thành bài “Sài hình thang”.
- Điều trị viêm dạ dày mạn, rối loạn thần kinh chức năng dạ dày, kèm theo các chứng ngực bụng đầy tức, mệt mỏi, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng dày dính.
Chú ý: bài này không nên dùng cho phụ nữa có thai.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Các bài thuốc phương hương hóa thấp trong y học cổ truyền
Không có phản hồi