Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD về dịch tễ và các yếu tố nguy cơ
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
COPD là một bệnh phổ biến có thể phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở mạn tính, thường tiến triển nặng dần liên quan đến đáp ứng viêm mạn tính quá mức ở đường hô hấp và nhu mô phổi với các chất khí độc hại. Đợt cấp và các bệnh đồng mắc làm tăng mức độ nặng chung của bệnh ở mỗi bệnh nhân
1.Định nghĩa
Thuật ngữ COPD được sử dụng ở Mỹ từ 1964, đến năm 1992 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sử dụng trong phân loại quốc tế các
COPD: Chronic Obstrutive Pulmonatry Diease.
BPCO: Bronecho Pneumopathies Chroniques Obstructive
COPD là một bệnh phổ biến có thể phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở mạn tính, thường tiến triển nặng dần liên quan đến đáp ứng viêm mạn tính quá mức ở đường hô hấp và nhu mô phổi với các chất khí độc hại. Đợt cấp và các bệnh đồng mắc làm tăng mức độ nặng chung của bệnh ở mỗi bệnh nhân
2.Dịch tễ
2.1. Tần xuất bệnh
– Theo WHO, năm 1990 tỉ lệ mắc bệnh COPD trên toàn thế giới khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 nữ.
– Tỉ lệ mắc bệnh COPD cao nhất ở những nước đã và đang phát triển việc hút thuốc lá:
+ Châu Âu: 23 – 41% người hút thuốc lá, 2% người không hút thuốc lá bị COPD.
+ Pháp: 2,5 triệu người bị COPD (1994 Hucho G).
+ Mỹ: khoảng 23 – 20% ở nam giới, nam/nữ = 10/1.
– Trên thế giới bệnh COPD là nguyên nhân gây tử vong có tỉ lệ ngày càng gia tăng cao, năm 1990 đứng hàng thứ 6 với 2,2 triệu người chết: nam chiếm khoảng 6%, nữ chiếm khoảng 4%. Năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh và nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ tư. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3 – 4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3.
– Một số nghiên cứu dịch tễ học bệnh COPD ở 12 nước khu vực Châu Á Thái bình dương nhận thấy tỉ lệ bệnh thấp nhất là 3,5% (Hồng Kông và Singapore) và cao nhất là 6,7% (Việt nam). Một nghiên cứu trên 5 thành phố lớn ở Châu Mỹ La tinh thấy tần xuất COPD thấp nhất là ở thành phố Mexico (18,4%), cao nhất ở thành phố Montevideo (32,1%).
2.2. Gánh nặng kinh tế xã hội:
– Ở cộng đồng Châu âu, chí phí trực tiếp cho các bệnh hô hấp chiếm khoảng 6% ngân sách cho y tế, trong đó COPD chiếm 56%. Ở Mỹ năm 2002 tổng chi phí lên tới 32,1 tỉ USD với chi phí trực tiếp là 18 tỉ và gián tiếp là 14,1 tỉ USD. Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân COPD liên quan chủ yếu đến chi cho các đợt cấp, khám cấp cứu. Ở Anh, ngày nghỉ việc do bị bệnh, do di chứng tàn phế ước tính mất 24 triệu ngày làm việc.
3. Các yếu tố nguy cơ
3.1. Gen: Yếu tố nguy cơ di truyền được ghi nhận rõ ràng nhất là sự thiếu hụt di truyền nghiêm trọng của anpha-1- antitrymotrypsin, chất ức chế chính của serine protease lưu hành trong máu
3.2. Tuổi và giới: tuổi cũng là yếu tố nguy cơ COPD, nhưng cũng không rõ do sự lão hóa dẫn đến COPD hay tuổi phản ánh tổng của phơi nhiễm tích lũy trong cuộc đời. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh COPD và tỷ lệ tử vong do COPD ở nam giới cao hơn phụ nữ
3.3. Sự tăng trưởng và phát triển phổi: sự tăng trưởng của phổi liên quan đến quá trình phát triển trong giai đoạn bào thai, tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển này đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh COPD
3.4. Phơi nhiễm với các phần tử
– Hút thuốc là được xem là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của COPD
– Sự phơi nhiễm nghề nghiệp với các loại bụi hữu cơ, vô cơ, chất hóa học và khói cũng là yếu tố nguy cơ của COPD nhưng chưa được đánh giá đầy đủ
– Củ, gỗ, rơm rạ, than.. được đốt cháy trong lò kém chất lượng, gây ô nhiễm không khí trong nhà với mức thông hơi kém được cho là yếu tố nguy cơ quan trọng của COPD
– Ô nhiễm thành thị ở mức cao
3.5. Tình trạng kinh tế xã hội: đói nghèo là nguy cơ rõ ràng của bệnh COPD
3.6. Hen và/tăng tính phản ứng phế quản
3.7. Viêm phế quản mạn tính
3.8. Nhiễm trùng: tiền sử các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp từ nhỏ
Không có phản hồi