NHỮNG KHUYẾN CÁO VỀ DỊCH TỄ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Bệnh viêm phổi là một dạng viêm đường hô hấp cấp , cụ thể là đường hô hấp dưới. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, thành phần này chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh thở. Khi một người bị viêm phổi, phế nang chứa đầy mủ và dịch tiết làm cho tình trạng thở ra và hít vào rất khó khăn và hạn chế lượng oxy.
1.Khái quát bệnh viêm phổi
- Viêm phổi là nguyên nhân của 16% số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, giết chết 920 136 trẻ vào năm 2015.
- Viêm phổi có thể do virut, vi khuẩn hoặc nấm.
- Viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng cách chủng ngừa, dinh dưỡng đầy đủ, và bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ môi trường.
- Viêm phổi do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng chỉ 1/3 trẻ bị viêm phổi nhận được kháng sinh cần thiết.
Viêm phổi là một dạng viêm đường hô hấp cấp , cụ thể là đường hô hấp dưới. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, thành phần này chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh thở. Khi một người bị viêm phổi, phế nang chứa đầy mủ và dịch tiết làm cho tình trạng thở ra và hít vào rất khó khăn và hạn chế lượng oxy.
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Viêm phổi đã giết chết 920 136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi. Viêm phổi ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình của trẻ ở mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở Châu Phi. Trẻ em có thể được bảo vệ trước bệnh viêm phổi, có thể chỉ phải dùng những can thiệp đơn giản và điều trị bằng thuốc , chăm sóc với chi phí thấp.
2.Nguyên nhân
Viêm phổi là do một số tác nhân lây nhiễm, bao gồm vi rút, vi khuẩn và nấm. Phổ biến nhất là:
- Streptococcus pneumoniae – nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em;
- Haemophilus influenzae type b (Hib) – nguyên nhân thứ hai gây ra viêm phổi do vi khuẩn;
- virut syncytial hô hấp là nguyên nhân gây ra viêm phổi thông thường nhất;
- ở trẻ bị nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi, gây ra ít nhất 1/4 số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ nhiễm HIV.
Lây truyền
Viêm phổi có thể lây lan theo nhiều cách. Các vi-rút và vi khuẩn thường gặp trong mũi và cổ họng của trẻ, có thể lây nhiễm vào phổi nếu chúng hít phải. Chúng cũng có thể lan truyền qua các giọt nước li li trong không khí do ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, viêm phổi có thể lan truyền qua máu, đặc biệt là trong và ngay sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện trên các mầm bệnh khác nhau gây ra viêm phổi cũng như cách lây truyền của từng mầm bệnh đó vì đây là điều quan trọng để điều trị và phòng ngừa.
3.Triệu chứng của bệnh viêm phổi như thế nào?
Các đặc điểm hiện tại của viêm phổi do virus và vi khuẩn tương tự nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm phổi do vi-rút có thể nhiều hơn các triệu chứng của bệnh viêm phổi do vi khuẩn. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, có ho và / hoặc khó thở, có hoặc không sốt, viêm phổi được chẩn đoán bằng sự hiện diện của thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực- phần dưới lồng ngực của trẻ lõm xuống khi hít vào( bình thường là lồng ngực phồng nên khi hít vào. Thở khò khè thường phổ biến hơn trong nhiễm virus.
Trẻ rất nặng có biểu hiện bỏ bú hay bú kém và cũng có thể bị bất tỉnh, hạ thân nhiệt và co giật.
4.Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phổi
Trong khi hầu hết trẻ em khỏe mạnh có thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn bằng các biện pháp phòng vệ tự nhiên, còn những trẻ em có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ cao bị viêm phổi. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể bị suy yếu do suy dinh dưỡng , đặc biệt ở trẻ sơ sinh không bú mẹ hoàn toàn.
Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như nhiễm HIV và bệnh sởi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do trẻ.
Các yếu tố môi trường sau đây cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi của trẻ:
- ô nhiễm không khí trong nhà do nấu ăn và sưởi ấm bằng nhiên liệu sinh học (như gỗ hoặc phân)
- sống trong nhà đông đúc
- cha mẹ hút thuốc.
5.Điều trị
Viêm phổi nên được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh được lựa chọn là viên amoxicillin . Hầu hết các trường hợp viêm phổi đều cần dùng kháng sinh đường uống, thường được kê toa tại trung tâm y tế. Những trường hợp này cũng có thể được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống không tốn kém ở cấp cộng đồng bởi các nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo. Việc nhập viện chỉ được khuyến cáo đối với những trường hợp viêm phổi nặng.
Không có phản hồi