Nguyên nhân gây ngón tay dùi trống và so sánh dịch tiết với dịch thấm phổi
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Dịch thấm khác dịch tiết ở chỗ nó có lượng protein thấp vì nó là hậu quả của việc chỉ một mình dịch bị ép vào trong khoang màng phổi hoặc do áp suất thủy tĩnh của mao mạch phổi (suy tim, quá tải tuần hoàn, viêm màng ngoài tim co thắt) hoặc do giảm áp lực keo.
1.Nguyên nhân ngón tay dùi trống.
- Tim mạch
- − Viêm màng trong tim (viêm nội tâm mạc bán cấp)
- − Bệnh tim bẩm sinh có tím
- − U nhầy nhĩ trái
- − Phình ĐM nách
- − Dò động tĩnh mạch cánh tay
- Hô hấp
- − Xở phổi
- − Bệnh phổi có mủ: áp xe, viêm mủ màng phổi, Xơ nang phổi, giãn PQ
- − Ung thư phế quản, u trung biểu mô
- − Lao
- Tiêu hóa
- − IBS
- − Xơ gan
-
- − Kém hấp thu, ví dụ bệnh coeliac
- − U gastric
- − Áp xe gan
- − Ung thư gan hay ruột
- Khác
- − Ngón tay dùi trống bẩm sinh
- − Ngón tay dùi trống trong bệnh lý tuyến giáp
2.Sự khác nhau giữa dịch thấm và dịch tiết
Trong tràn dịch màng phổi, sự khác biệt giữa dịch thấm và dịch tiết là gì? Và nguyên nhân của mỗi loại dịch đó?
Dịch thấm có protein <25 g/L. Dịch thấm có lượng protein thấp vì nó là hậu quả của việc chỉ một mình dịch bị ép vào trong khoang màng phổi hoặc do áp suất thủy tĩnh của mao mạch phổi (suy tim, quá tải tuần hoàn, viêm màng ngoài tim co thắt) hoặc do giảm áp lực keo mà áp lực này có tác dụng giữ dịch ở lại bên trong mạch máu (giảm protein huyết thanh do suy gan, giảm hấp thu/dinh dưỡng kém, hội chứng thận hư).
Dịch tiết có protein > 35g/l, là loại dịch giàu protein vì chúng là hậu quả của các tế bào trong khoang màng phổi: hoặc là mầm bệnh (nhiễm trùng) TB việm, hay TB ác tính.
Nếu dịch có lượng protein từ 25 đến 35 g/L, Tiêu chuẩn Light nên được áp dụng để phân biệt dịch thấm và dịch tiết. Nó là dịch tiết nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Tỷ lệ protein dịch màng phổi/protein huyết tương >0.5
- Tỷ lệ LDH dịch màng phổi/ LDH huyết tương >0.6
- LDH dịch màng phổi > 2/3 giá trị trên của LDH huyết tương bình thường.
- Một case lâm sàng có sự liên quan giữa phổi và thận
- Cô Bonprat 31 tuổi là một giáo viên tiểu học được giới thiệu đến bệnh viện địa phương vì đột ngột ho ra máu. Cô ấy có cảm giác không khỏe và lờ đờ (lethargic: ngủ lịm) trong vài tuần vừa qua, cô nghĩ rằng mình bị lây gì đó từ những đứa trẻ. Cô ho vào buổi sáng và hoảng sợ khi nhận ra có một số vết máu trên khăn tay của mình. Cô hút thuốc 1gói/ngày và không đi ra nước ngoài gần đây. Hỏi bệnh sử không có gì bất thường, ngoài suy giáp và cô đang uống levothyroxine mỗi ngày..Thăm khám: HA 160/110 mmHg và nước tiểu dương tính với protein (+) and blood (+++). Một mẫu nước tiểu giữa dòng được gửi đến phòng XN, cho thấy có sự hiện diện của trụ hồng cầu.Chẩn đoán bạn quan tâm nhất là gì?
Trả lời:
- Cô Bonprat 31 tuổi là một giáo viên tiểu học được giới thiệu đến bệnh viện địa phương vì đột ngột ho ra máu. Cô ấy có cảm giác không khỏe và lờ đờ (lethargic: ngủ lịm) trong vài tuần vừa qua, cô nghĩ rằng mình bị lây gì đó từ những đứa trẻ. Cô ho vào buổi sáng và hoảng sợ khi nhận ra có một số vết máu trên khăn tay của mình. Cô hút thuốc 1gói/ngày và không đi ra nước ngoài gần đây. Hỏi bệnh sử không có gì bất thường, ngoài suy giáp và cô đang uống levothyroxine mỗi ngày..Thăm khám: HA 160/110 mmHg và nước tiểu dương tính với protein (+) and blood (+++). Một mẫu nước tiểu giữa dòng được gửi đến phòng XN, cho thấy có sự hiện diện của trụ hồng cầu.Chẩn đoán bạn quan tâm nhất là gì?
-
- Cô Bonprat đi khám vì ho ra máu. Cô ấy cũng bị tăng huyết áp, tiểu máu và protein niệu gợi ý một tình trạng viêm của thận (viêm cầu thận) mà tình trạng viêm này là một hội chứng của cầu thận. Sự hiện diện của trụ hồng cầu cho thấy có tổn thương cầu thận. Kết hợp triệu chứng ho ra máu và viêm cầu thận nhắc nhở bạn bệnh nhân có khả năng mắc hội chứng phổi-thận (Pulmonary-renal syndrome: Goodpasture)
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Nguyên nhân gây ngón tay dùi trống và so sánh dịch tiết với dịch thấm phổi
Không có phản hồi