Bệnh giãn phế quản về phương diện điều trị và dự phòng
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Chỉ định phẫu thuật: khi điều trị nội khoa thất bại (nhiễm khuẩn tái diễn liên tục, ho máu nặng hoặc dai dẳng). Giãn phế quản cục bộ 1 bên phổi hoặc một thuỳ, phân thuỳ phổi. Phẫu thuật chỉ tiến hành cho những trường hợp có chức năng phổi cho phép phẫu thuật.
1. Nguyên tắc:
Nền tảng của điều trị là kháng sinh, làm sạch đường thở và hỗ trợ dinh dưỡng
2. Dự phòng
– Điều trị tích cực nhiễm khuẩn phế quản cho trẻ nhỏ và điều trị triệt để viêm mũi, xoang, lao sơ nhiễm
– Loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào, khói bụi công nghiệp, vệ sinh môi trường sống. Không nuôi chó, mèo, gia cầm…
– Tiêm vaccin phòng cúm, chống phế cầu.
– Đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản.
– Rèn luyện thân thể, giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản
3. Điều trị nội khoa
Điều trị đợt nhiễm khuẩn phế quản cấp:
– Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, hoặc có tình trạng nặng hơn của các triệu chứng trước đó: ho, khạc đờm tăng lên, khó thở tăng dần, có biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi.
– Các vi khuẩn thường gặp: H. influenzae, P. aeruginosa, S.pneumoniae.
– Các kháng sinh thường dùng: ̀ Betalactam kết hợp thuốc nhóm Aminoglycoside hoặc quinolon đường TM.
+ Betalactam:
Ø Cephalosporin 3: Cefotaxime 4-6 g/ngày, ceftazidime 2-4 g/ngày, cefoperazone 2-4g/ngày, cefepime 2-4g/ngày,
Ø Penicillin: Penicillin G 10- 20- 30 triệu đơn vị /ngày, pha truyền TM.
Ø Nếu nghi vi khuẩn tiết beta lactamase thì thay bằng Amoxicillin + acid clavunalic (augmentin) hoặc ampicillin + sulbactam, liều dùng 3- 6 g/ngày.
Ø Nếu không đỡ: KS thế hệ sau: piperacillin, ticarcillin hoặc carbapenem
+ Kết hợp với aminoglycoside: Gentamycin 3-5mg/kg/ngày hoặc Amikacin 15mg/kg/ngày TB 1 lần
+ Hoặc kết hợp với quinolone: ciprofloxacin, trovafloxacin, levofloxacin, ofloxacin, grepafloxacin
+ Nếu đờm mủ thối thì kết hợp với metronidazole 1000-1500mg/ngày, truyền tĩnh mạch.
– Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.
– Khí dung gentamycin hoặc tobramycin giúp cải thiện tiết đờm và chống viêm niêm mạc đường thở.
4. Phục hồi chức năng hô hấp và vệ sinh đường thở:
– Tập thở, ho có điều khiển, thiết bị thở có áp lực (+) thì thở ra, vỗ rung lồng ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tuỳ theo vùng phế quản giãn.
– Cần làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài 10 – 15 phút hoặc lâu hơn tuỳ bệnh nhân.
– Khi bệnh nhân có khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy, cần thiết cho thêm các thuốc giãn phế quản:
+ Thuốc chống co thắt phế quản
-Thuốc cường beta 2 adrenergic: salbutamol, terbutaline
– Thuốc kháng cholinergic: ipratropium bromide (atrovent), oxitropium bromide
– Thuốc kháng cholinergic kết hợp thuốc cường beta 2 adrenergic: Berodual, combivent
– Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dàí: bambuterol (bambec)Ặ
– Nhóm xanthine: theophylin, diaphyline
+ Thuốc chống viêm : corticoid đường khí dung
– Khi suy hô hấp :
+ Thở oxy trong giai đoạn cấp
+ Trường hợp nặng thở máy không xâm nhập, nặng hơn nữa có thể đặt nội khí quản, thở máy
+ Khi có tâm phế mạn : thở oxy liều thấp kéo dài : chỉ định khi PaO2 < 55mmHg hoặc từ 55 – 59mmHg và có đa hồng cầu, bằng chứng tâm phế mạn trên ECG, ST phải
– Làm sạch đờm :
+ Thuốc long đờm : N acetyl cystine (mucomyst)
+ Khí dung nước muối ưu trương 6% x 2 lần/ ngày
+ Đảm bảo đủ nước toàn thân
5. Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân giãn phế quản vì bệnh nhân thường suy dinh dưỡng
6. Điều trị nội soi
– Bơm rửa phế quản, lấy dịch rửa phế quản cấy, tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
– Xác định vị trí chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi khi gây tắc động mạch phế quản hoặc phẫu thuật cắt phân thuỳ phổi.
– Bơm thuốc co mạch giúp cầm máu tạm thời: adrenalin pha loãng 0,1%.
– Giải phóng máu đọng trong đường thở.
7. Điều trị ho ra máu
– Nhẹ: lượng máu ho khạc < 50ml/ ngày: nằm nghỉ, ăn lỏng, dùng thuốc giảm ho, an thần thuốc ngủ.
– Ho máu mức độ trung bình: lượng máu ho khạc 50- 200ml/ ngày
+ Chăm sóc chung: như trên
+ Transamin 250mg x 4 ống/ ngày tiêm tĩnh mạch.
+ Morphin 0,01 g tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (thận trọng khi có suy hô hấp mạn).
+ Dùng kháng sinh cho tất cả các trường hợp ho máu từ mức độ trung bình trở lên để phòng nhiễm khuẩn.
+ Các thuốc co mạch như nội tiết tố thùy sau tuyến yên: hypantin hoặc Somatostatine pha truyền tĩnh mạch 0.004 mg/kg/ giờ.
– Ho ra máu nặng: lượng máu ho khạc > 200ml/ ngày
+ Chăm sóc chung, morphine, các thuốc co mạch: như trên
+ Lưu ý : nằm nghiêng sang bên tổn thương để dẫn lưu tư thế tránh máu sang bên phổi lành
+ Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn.
– Ho máu tắc nghẽn:
+ Các biện pháp điều trị như ho máu mức độ nặng.
+ Đặt nội khí quản 2 nòng bảo vệ phổi lành
+ Hút đờm máu, đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản để hút loại bỏ các cục máu đông gây bít tắc phế quản.
+ X quang can thiệp : xác định vị trí chảy máu và nút mạch
+ Đôi khi cần thiết phải phẫu thuật cắt thuỳ phổi
8. Điều trị ngoại khoa
– Chỉ định phẫu thuật: khi điều trị nội khoa thất bại (nhiễm khuẩn tái diễn liên tục, ho máu nặng hoặc dai dẳng). Giãn phế quản cục bộ 1 bên phổi hoặc một thuỳ, phân thuỳ phổi. Phẫu thuật chỉ tiến hành cho những trường hợp có chức năng phổi cho phép phẫu thuật.
– Trước phẫu thuật: soi phế quản ống mền kiểm tra, chụp phế quản toàn bộ hệ thống phế quản lần lượt hai phổi.
– Trên thế giới, hiện nay người ta bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để điều trị giãn phế quản.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Bệnh giãn phế quản về phương diện điều trị và dự phòng
Không có phản hồi