Định nghĩa và nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài cùng giải pháp phòng ngừa
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Nếu không được giải cảm để chữa dứt điểm nhanh và có biện pháp phòng cảm tốt thì dễ bị nhiễm cảm nhiều lần liên tiếp, đợt cũ chưa khỏi đợt mới lại chồng lên, cứ ho kéo dài và cảm liên miên, và lâu dài rất hại sức khỏe.
1.NGUYÊN NHÂN GÂY HO KÉO DÀI
Ho kéo dài là tình trạng ho không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần liên tục.
Ho kéo dài không phải để diễn tả tình trạng cơn ho thành tràng dài, dai dẳng. Cho nên gọi là Ho lâu ngày hoặc ho dài ngày có lẽ mô tả chính xác hơn.
Ho dài ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải căn bệnh nghiêm trọng nào đó.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ho dài ngày đó là “Ho dài ngày do có bệnh thực sự” và “Ho dài ngày do yếu tố tâm lý/ thần kinh” và “Ho dài ngày do nhiễm cảm”
A. HO DO YẾU TỐ THẦN KINH/TÂM LÝ
Trong chứng này bệnh nhân chỉ bị ho khi thức, không ho khi ngủ.
B. HO DO CÓ BỆNH THỰC SỰ
1. Nhóm bênh tại phổi:
có thể do Suyễn, lao phổi, viêm phổi (nhất là nhóm viêm phổi do vi khuẩn không điển hình), dị vật lạc vào phổi …
2. Nhóm bệnh ngoài phổi:
2.1. Có dịch chảy từ đường hô hấp trên xuống (Hội chứng chảy mũi sau) bao gồm : Viêm mũi dị ứng, Viêm hệ thống xoang sau, viêm V.A xuất tiết dịch.
2.2. Có dịch trào từ dưới lên: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2.3. bệnh tim bẩm sinh có ứ huyết tại phổi.
Điều trị:
Nên nhớ ho chỉ là triệu chứng của bệnh. Phải tìm ra nguyên nhân gây ho để điều trị chứ không phải là dùng thuốc giảm ho. Nếu không điều trị bệnh nền (nguyên nhân gây ho) mà chỉ dùng thuốc giảm ho để chữa ho dài ngày thì tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, vì cái bệnh nền sẽ ngày càng nặng thêm.
Bác sĩ có thể khảo sát từng bước hoặc làm luôn một lần tất cả các khảo sát để tìm nguyên nhân của bệnh. Các khảo sát bao gồm :
– Xét nghiệm máu
– Nội soi tai mũi họng
– Chụp X-quang phổi
– Đo chức năng hô hấp
Trong trường hợp không may mắn. Tất cả các khảo sát trên đều không tìm ra nguyên nhân bệnh bác sĩ buộc lòng phải điều trị thử theo kinh nghiệm.
Tùy trường hợp, có thể điều trị đồng loạt các chứng bệnh thường gặp gây ho kéo dài hoặc điều trị từng bệnh một.
Thông thường, có 4 bệnh chính thường gặp gây ho dài ngày:
– Suyễn
– Viêm mũi – xoang
– Trào ngược dạ dày – thực quản.
– Viêm phổi không điển hình
C. HO DÀI NGÀY DO CẢM
Vào mùa lạnh, rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh. Nếu mắc nhiều đợt bệnh cảm liên tiếp nhau cũng dẫn tới triệu chứng ho dài ngày không khỏi mà chúng ta có thể nhầm lẫn với ho dài ngày do bệnh lý.
Nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc với trẻ em mới đi mẫu giáo, hoặc với những người có sức đề kháng kém hoặc cơ địa dị ứng (hay bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng,..) mà hay còn gọi là những người “nhạy với cúm” thì chỉ cần sơ ý nhiễm lạnh hoặc tiếp xúc với người bệnh cảm cúm thì bị nhiễm cảm ngay.
Khi nhiễm một đợt bệnh cảm thường có thể bị ho 1 – 2 tuần, thậm chí có trường hợp ho 3 tuần mới hết. Nếu mắc phải 2 đợt cảm liên tiếp nhau thì dường như sẽ bị ho kéo dài cả tháng.
2.CÁCH NHẬN BIẾT HO KÉO DÀI
Với ho kéo dài bệnh lý (1 đợt bệnh): suốt 4 tuần lễ bệnh nhân ho một cách hằng định hoặc tăng dần lên. Nghĩa là ngày nào cũng ho như nhau hoặc ho ngày càng tăng dần chứ không có ngày nào thuyên giảm hay ngưng ho cả.
Ngược lại, nếu thấy bệnh nhân ho 1-2 tuần lễ sau đó có vẻ đang thuyên giảm thì lại bị sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ và ho tăng lên thì đó là do nhiễm tiếp một đợt cảm mới.
Một thực tế rất đáng lo ngại là do thiếu hiểu biết, hiểu sai về cảm lạnh, cảm cúm cho nên rất nhiều người rất chủ quan chỉ mua và dùng các loại thuốc chữa triệu chứng của cảm như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc ho … mà không quan tâm đến việc giải cảm và phòng ngừa nhiễm cảm. Đó mới là nguyên nhân gốc rễ của chứng Ho dài ngày do cảm. Vì vậy nên không chữa dứt điểm được ho.
3.CHỮA HO CẢM TẬN GỐC:
Để chữa triệt để được ho do cảm thì Đông y có hiệu quả hơn Tây y, bởi Đông y chữa cảm bằng các bài thuốc giải cảm, tức là chữa bệnh tận gốc, giải được cảm ắt sẽ hết ho. Giải được cảm thì sẽ hết các triệu chứng cảm khác (hắt hơi, sổ mũi, hết sốt, đau đầu, đau mình mẩy, …)
Nếu không được giải cảm để chữa dứt điểm nhanh và có biện pháp phòng cảm tốt thì dễ bị nhiễm cảm nhiều lần liên tiếp, đợt cũ chưa khỏi đợt mới lại chồng lên, cứ ho và cảm liên miên, và lâu dài rất hại sức khỏe và dễ biến chứng sang nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà theo y học cổ truyền gọi là “tà khí nhập lý”, rất khó chữa khỏi.
Mùa lạnh, hãy chú ý phòng ngừa cảm nhiễm.
Khi bị nhiễm cảm thì hãy nhanh chóng “giải cảm” ngay bằng cách đánh cảm hoặc dùng các loại thuốc cảm đông dược như Cảm Xuyên Hương, Giải Cảm, … nếu cần thiết thì có thể kết hợp vừa giải cảm vừa uống thêm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc ho … để chữa triệu chứng.
Không nên chủ quan chỉ dùng các thuốc tây chữa triệu chứng cho nhanh, thêm độc hại mà gốc bệnh vẫn ủ trong người, dễ tái nhiễm cảm.
Lưu ý: Dân gian có nhiều cách giải cảm, tuy nhiên trong thời đại công nghiệp hiện nay vì thực trạng ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại và Dược liệu trôi nổi rất khó kiểm soát, hãy nên dùng các sản phẩm thuốc được sản xuất bởi các cơ sở/hãng SX uy tín, có tiêu chuẩn rõ ràng, kiểm soát tốt chất lượng dược liệu và sản phẩm.
Tránh dùng các loại cỏ cây hoa lá không rõ nguồn gốc hoặc không “sạch”, tránh dùng các sp “nhái” được sx, gia công bởi các cơ sở kém chất lượng, …
nguồn: Sỹ Thanh
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Định nghĩa và nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài cùng giải pháp phòng ngừa
Không có phản hồi