Định nghĩa tăng huyết áp và một số nhóm thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Nhiều người biết mình bị cao huyết áp, cứ thấy hơi mệt mỏi, choáng váng là lấy thuốc uống ngay, không cần biết như thế nào. Để điều trị đúng bệnh và kiểm soát huyết áp tốt, bạn cần hiểu rõ các tác dụng của thuốc và bệnh trạng của mình.
1.Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới, số huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg, số 120 là số huyết áp trên (tâm thu) và 80 là số dưới (tâm trương. Bị tăng huyết áp khi hai số trên dưới cao hơn 140/90. Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp, trong đó có dùng thuốc, là đưa huyết áp về dưới 130/85 đối với người tuổi trung niên và dưới 130/80 đối với người có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, hoặc đưa huyết áp về dưới 140/90 ở người từ 60 tuổi trở lên.
Theo phân loại bệnh tăng huyết áp mới (The JNC 7 report), ta cần lưu ý giai đoạn tiền tăng huyết áp (prehypertension) có huyết áp trên 120-139 và huyết áp dưới 80-89, giai đoạn này cần phải thay đổi lối sống (ăn nhạt, vận động thể lực). Nếu đã đến giai đoạn phải dùng thuốc, các thuốc được phân loại gồm:
2.Một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
1. Nhóm lợi tiểu:
Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Spironolacton, Amilorid, Triamteren… Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến, làm hạ đường huyết. Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, dùng phối hợp với thuốc khác khi bệnh cao huyết áp nặng thêm. Khi sử dụng, cần có sự lựa chọn do có loại thuốc làm thải nhiều kali, có loại giữ kali, tăng acid uric trong máu, tăng cholesterol máu.
2. Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương:
Reserpin, Methyldopa, Clonidin… Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh, gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.
3. Nhóm chẹn alpha:
Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin… Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng Noradrenalin tại đầu dây thần kinh là chất sinh học làm tăng huyết áp, do đó làm hạ huyết áp. Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên.
4. Nhóm chẹn bêta:
Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol, Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol… Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể Bêta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực, hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có bệnh hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.
5. Nhóm đối kháng calci:
Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Verapamil, Diltiazem… Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa mỡ trong cơ thể.
nguồn: Cập nhật kiến thức y khoa
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Định nghĩa tăng huyết áp và một số nhóm thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp
Không có phản hồi