Tâm phế mạn về phương diện nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng
- Bởi : Hoàng Hải Yến
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Tâm phế mạn có định nghĩa giải phẫu là phì đại tâm thất phải /do tăng áp lực động mạch phổi gây nên bởi những bệnh làm tổn thương cấu trúc, chức năng của phổi, phế quản, mạch máu, thần kinh, cơ, xương khớp của lồng ngực. Ngoại trừ các trường hợp tăng áp động mạch phổi do bệnh tim trái bẩm sinh hoặc mắc phải (hẹp hai lá). Áp lực động mạch phổi bình thương ở lúc nằm nghỉ ở người < 50 tuổi là < 15 mmHg, tăng 0,1 mmHg mỗi năm. tăng áp lực động mạch phổi khi áp lực động mạch phổi trung bình > 20 mmHg lúc nằm nghỉ và > 30 mmHg khi gắng sức.
1.Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tiên phát của đường hô hấp, phế nang:
– Bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mạn tính: 80%
+ Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn có giãn phế quản hoặc không giãn phế quản (COPD)
+ Giãn phế nang
+ Hen phế quản với khó thở liên tục
+ Giãn phế quản lan toả
+ Tăng áp động mạch phổi do rối loạn tuần hoàn và thông khí phổi( co mạch phổi do thiếu oxy)
– Xơ phổi tiên phát hoặc là hậu quả của:
+ Lao xơ
+ Bụi phổi
+ Giãn phế quản
+ Viêm phổi
+ Mucoviscidose
– U hạt thâm nhiễm phổi:
+ Sarcoidose
+ Xơ phổi kẽ lan toả
+ U hạt có tế bào ái toan
+ Thâm nhiễm phổi ác tính
+ Xơ cứng bì
+ SLE
+ Viêm da và cơ
+ Vi sỏi phế nang.
– Cắt bỏ phổi
– Bệnh kén phổi tiên phát, thoái hoá phổi
– Bệnh thiếu oxy ở độ cao
Bệnh tiên phát làm tổn thương bộ phận cơ học của hô hấp:
– Gù vẹo, dị dạng cột sống
– Cắt ép xương sườn trong điều trị lao phổi trước kia
– Dày dính màng phổi nặng
– Nhược cơ
– Béo bệu và giảm thông khí phế nang
– Giảm thông khí phế nang chưa rõ nguyên nhân
Bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi:
– Bệnh thành mạch:
+ Tăng áp động mạch phổi tiên phát
+ Viêm nút quanh động mạch
+ Viêm động mạch khác
– Viêm tắc mạch:
+ Tắc mạch phổi tiên phát
+ Tắc mạch phổi trong thiếu máu hồng cầu hình liềm
– Nghẽn mạch:
+ Do cục máu đông ngoài phổi
+ Do sán máng
+ Nghẽn mạch ác tính
– Tăng áp động mạch phổi do chèn ép bởi khối u, phồng động mạch chủ
Các nguyên nhân hay gặp ở Việt Nam:
– Viêm phế quản: đứng hàng đầu
– Hen phế quản
– Lao
– Giãn phế quản
– Viêm màng phổi
– Dị dạng lồng ngực
2. Triệu chứng lâm sàng
a. Giai đoạn đầu – tiền sử và triệu chứng của bệnh phổi mạn tính:
– Các triệu chứng của các bệnh khởi phát. Tiến triển kéo dài 5- 10 hoặc 20 năm
1.1 Triệu chứng của nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
– Bao gồm các bệnh: đứng hàng đầu là viêm phế quản mạn tính, COPD, hen phế quản, giãn phế quản,…
– Bệnh diễn biến mạn tính kéo dài, thỉnh thoảng có các đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh
– Triệu chứng thường gặp:
+ Ho nhiều
+ Khạc đờm mạn tính, khi có bội nhiễm đờm đặc màu vàng, có khi khạc ra mủ.
+ Cơn khó thở kiểu hen: lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau có suy hô hấp rõ. Theo Sadoul khi có khó thở thì tiên lượng như nhồi máu cơ tim
– C/n hô hấp: biểu hiện RL thông khí tắc nghẽn với:
+ VEMS (FEV1) (thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên) < 80%.
+ Chỉ số Tiffeneau < 70%
+ RV (thể tích khí cặn) tăng.
– X quang: tim dài thõng, cung ĐM phổi nổi
– Khí máu: PaO2, SaO2 giảm, PaCo2 biến đổi chưa nhiều.
1.2 Triệu chứng của nhóm bệnh phổi hạn chế
– Tiền sử, Biểu hiện lâm sàng của các bệnh:
+ Lao xơ phổi, gù vẹo và dị dạng lồng ngực, xơ phổi lan toả, dày dính màng phổi…
– Đo chức năng hô hấp:
+ VC (dung tích sống) giảm. Thể tích phổi toàn bộ giảm ( TLC) < 80%
+ DLCO (Khuyếch tán khí của phổi ) giảm nặng, RV tăng
1.3 Thể phối hợp: bệnh nhân có thể phối hợp cả 2 nhóm bệnh phổi tắc nghẽn và hạn chế.
b. Giai đoạn tăng áp động mạch phổi:
– Khó nhận biết, thường chỉ biểu hiện suy hô hấp mạn tính, khó thở khi gắng sức, móng tay khum
– XQ: tim dài thong xuống, cung động mạch phổi nổi, là dấu hiệu chẩn đoán sớm tâm phế mạn
– Siêu âm Doppler: đo chênh áp qua van 3 lá -> gián tiếp đánh giá áp lực ĐM phổi
– Chẩn đoán xác định ở gđ này chỉ có thể bằng đo áp lực động mạch phổi khi thông tim phải: > 25 mmHg
– Tăng áp lực động mạch phổi có thể tăng lên trong đợt kịch phát của bệnh, nếu được điều trị tốt có thể hồi phục làm chậm tiến triển đến giai đoạn suy thất phải
c. Giai đoạn muộn – giai đoạn suy thất phải
Triệu chứng cơ năng
– Khó thở: lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau, khó thở cả lúc nghỉ ngơi. BN có thể có cơn hen tim hoặc phù phổi cấp do tăng tính thấm của mao mạch phổi, do thiếu O2 và ứ trệ CO2.
– Đau vùng gan hoặc cảm giác nặng vùng gan, tăng khi gắng sức. Đau lan ra sau lưng. Đau thường không cố định và xuất hiện muộn.
Triệu chứng tim mạch
– Nhịp tim nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn.
– Dấu hiệu Hartzer (+): mỏm tim đập dưới mũi ức
– T2 đanh mạnh ở ổ van động mạch phổi. Có thể có tiếng click tống máu, rung tâm thu ở ổ van động mạch phổi
– Tiếng ngựa phi phải ở thời kì tiền tâm thu
– Có thể có thổi tâm thu dọc theo bờ trái xương ức ở thì hít vào (dấu hiệu Carvallo) do hở van 3 lá.
Triệu chứng ngoại biên
– Gan to và đau: Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, mật độ hơi chắc, đau khi sờ nắn.
– tĩnh mạch cổ nổi và đập mạnh, phản hồi gan – Tĩnh mạch cổ (+).
– Phù: mềm, nhẹ hai chân, tăng cân. Suy tim nặng có thể phù toàn thân, cổ chướng, …
– Tím da và niêm mạc: là dấu hiệu muộn, nhẹ: tím môi và đầu chi, nặng: tím rõ toàn thân.
– Ngón tay dùi trống.
– Mắt lồi và đỏ như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp.
– Đái ít: lượng nước tiểu < 500 ml/24h, tỉ trọng tăng.
– Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng > 25 cmH2O.
Copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
Link bài viết: Tâm phế mạn về phương diện nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng
Không có phản hồi