VẤN ĐỀ THIẾU SẮT THỰC SỰ ĐÁNG PHẢI QUAN TÂM
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thiếu sắt là một rối loạn dinh dưỡng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em và phụ nữ ở các nước đang phát triển, bên cạnh đó nó cũng là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến đáng kể ở các quốc gia công nghiệp hóa. Con số thật đáng kinh ngạc: 2 tỷ người – trên 30% dân số thế giới – đang thiếu máu, nhiều người thiếu sắt do ở các khu vực nghèo tài nguyên, điều này thường bị trầm trọng thêm do các bệnh truyền nhiễm.
1.Các thách thức
Thiếu sắt là một rối loạn dinh dưỡng phổ biến rộng rãi trên thế giới. Tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em và phụ nữ ở các nước đang phát triển, bên cạnh đó nó cũng là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến đáng kể ở các quốc gia công nghiệp hóa. Con số thật đáng kinh ngạc: 2 tỷ người – trên 30% dân số thế giới – đang thiếu máu, nhiều người thiếu sắt do ở các khu vực nghèo tài nguyên, điều này thường bị trầm trọng thêm do các bệnh truyền nhiễm.
Sốt rét, HIV / AIDS, nhiễm giun móc, bệnh sán máng và các bệnh nhiễm trùng khác như bệnh lao là những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở một số khu vực.
Sắt thiếu hụt ảnh hưởng đến nhiều người hơn bất kỳ sự thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng nào khác, tạo thành đại dịch thiếu sắt trên toàn cầu. Không chỉ thế, tình trạng thiếu sắt thường kèm theo đó là tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng, gây tổn thất không nhỏ về kinh tế cho mọi quốc gia nói chung và hộ gia đình riêng lẻ nói chung.
Thiếu sắt và thiếu máu làm suy giảm khả năng lao động của cá nhân và toàn thể quần thể, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng và trở ngại cho phát triển đất nước. Nói chung, người thiếu máu, thiếu sắt là người dễ bị tổn thương nhất, người nghèo nhất và là người có trình độ học vấn thấp nhất và họ là những người chịu hậu quả nặng nề nhất do tình trạng thiếu sắt thiếu máu gây ra.
2.Phản ứng cần làm của các quốc gia
Không thấy được chính xác số người bị thiếu sắt và thiếu máu thực sự ở mọi nước đang phát triển, và chúng vẫn là ẩn số nằm trong số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong chung, xuất huyết của mẹ, làm giảm hiệu quả học tập và giảm năng suất. Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến hàng triệu con người. Hậu quả về sức khoẻ tưởng chừng chỉ là gánh nặng cho cá nhân nhưng thực ra nó lại vô hình làm giảm tiềm năng phát triển của cá nhân, xã hội và nền kinh tế quốc gia.
Thông thường tình trạng thiếu máu luôn đi kèm với thiếu sắt, và vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết đồng thời cả 2 rối loạn trên. Bởi như chúng ta đã biết thì sắt là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào máu.
3.Các biện pháp để đối phó với tình trạng thiếu sắt.
WHO đã phát triển một gói toàn diện về các biện pháp y tế công cộng giải quyết tất cả các khía cạnh của thiếu sắt và thiếu máu. Gói này đang được thực hiện ở những nước có mức thiếu sắt cao và thiếu máu, sốt rét, nhiễm giun sán và bệnh sán máng nặng.
Tăng lượng chất sắt. Đa dạng hóa thực phẩm bao gồm thực phẩm giàu chất sắt và tăng cường hấp thu sắt, và tăng cường bổ sung sắt.
Kiểm soát nhiễm trùng. Các chương trình chích ngừa và kiểm soát sốt rét, giun móc và schistosomiasis nên được làm định kì theo tháng hoặc theo năm.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Phòng ngừa và kiểm soát các thiếu hụt dinh dưỡng khác, như vitamin B12, folate và vitamin A.
4.Có điều trị tận gốc được tình trạng thiếu máu thiếu sắt?
Điều trị kịp thời có thể khôi phục sức khoẻ cá nhân và nâng cao tiến trình phát triển của mỗi quốc gia lên đến 20%. WHO đã xây dựng văn bản hướng dẫn về phòng ngừa và kiểm soát thiếu sắt và thiếu máu cùng với hướng dẫn sử dụng để đánh giá mức độ của vấn đề và giám sát các can thiệp.
Vì thiếu máu do thiếu sắt làm suy giảm chất lượng cuộc sống của cá nhân và sự phát triển của đất nước nên húng ta cần có cả phương tiện và tiềm năng để đạt được sự cải tiến rộng rãi, cần có những chiến lược mang tầm cỡ toàn cầu để dự phòng và điều trị kịp thời trình trạng thiếu sắt kéo dài ở cộng đồng
Không có phản hồi