Thuốc bổ huyết (phần 2)
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thuốc bổ huyết là thuốc có tác dụng điều trị các chứng bệnh do huyết hư gây ra.
Các vị thuốc
- A giao: nấu bằng da trâu, bò, lừa, ngựa
Tình vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh phế, can thận.
Tác dụng: tư âm, bổ huyết, dùng cho người huyết hư kèm theo phế lao.
ứng dụng: chữa chứng sau khi bị sốt cao kéo dài. Bổ huyết an thai chữa huyết hư gây rối loạn kinh nguyệt, sảy thai hoặc đẻ non. Cầm máu: chữa ho ra máu, chảy máu cam. Chữa ho do phế âm hư. Chữa co giật do sốt cao gây mất tan dịch.
Liều lượng: 6-12 g/ngày
- Hà thủ ô : củ phơi khô của cây hà thủ ô đỏ.
Tính vị, quy kinh: đắng, chát ấm, vào kinh can thận.
Tác dụng: bổ can thận, bổ huyết, bổ tinh.
ứng dụng: chữa di tinh do thận hư. Chữa chứng tê liệt nửa người, chữa thiếu máu, chữa táo bón do huyết hư hoặc do tân dịch bị giảm. Chữa lao hạch, sốt rét và các vết thương lâu liền miệng.
Liều lượng: 12-20 g/ngày.
- Tử hà xa: rau thai sấy khô tán bột
Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, ấm, vào kinh can, thận.
Tác dụng: chữa các bệnh mạn tính do khí huyết hư làm tinh thần hoảng hốt mất ngủ. Bổ huyết, cầm máu, chữa chứng ho ra máu lâu ngày, chữa ho, hen suyễn do phế hư. Chữa di tinh, hoạt tinh, ra khí hư nhiều do thận hư.
Liều lượng: 3-6 g/ngày.
- Tang thầm: quả dâu gần chín phơi khô hoặc nấu cao
Tính vị, quy kinh: ngọt, chua, lạnh, vào kinh can, thận.
Tác dụng: bổ huyết trừ phong
ứng dụng: chữa chứng huyết hư sinh phong biểu hiện. chỉ khát sinh tân dịch: chữa sốt cao kéo dài hoặc do nôn. Chữa phù do viêm cầu thận mạn, nhuận tràng, chữa táo bón do huyết hư, âm hư. Chữa lao hạch.
Liều lượng: 12-20 g/ngày.
- Đương quy: rễ phơi khô của cây đương quy
Tính vị, quy kinh: ngọt, cay, ấm, vào kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hành huyết, điều kinh.
ứng dụng điều trị: chữa phụ nữ huyết hư gây kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh. Chữa sung huyết, tụ máu sau sang chấn. chữa cơn đau dạ dày, đau dây thần kinh, đau cơ do lanh, nhuận tràng, chữa táo bón. Chữa mụn nhọt, vết thương có mủ.
Liều lượng: 6-12 g/ ngày.
- Bạch thược – rễ cây thược dược
Tính vị, quy kinh: đắng, chua, lạnh, vào kinh can, tỳ phế.
Tác dụng: bổ huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống.
ứng dụng: chữa cơn đau nội tạng, chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, chữa ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ xuất huyết, rong kinh. Chữa các chứng đau do can khí uất kết gây nên như: đau dạ dày, đau thần kinh liên sườn, đau bụng. Lợi niệu.
Liều lượng: 6-12 g/ngày.
- Long nhãn: cùi nhãn phơi khô
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tâm, can, tỳ
Tác dụng: bổ huyết, bổ thận, an thần.
Liều lượng: 6-12 g/ngày.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Thuốc bổ huyết (phần 2)
Không có phản hồi