Thuốc bổ khí (phần 1)
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường do tạng phế và tỳ khí hư.
Tác dụng:
Nâng cao thể trạng: chữa chứng suy nhược cơ thể, ăn kém, mất ngủ, sút cân, mệt mỏi sau khi ốm, quá sức trong lao động.
Thúc đẩy quá trình lợi niệu, chữa chứng phù thũng do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng.
An thần chữa mất ngủ hồi hộp vì tỳ không nuôi dưỡng được tâm huyết.
Một số trường hợp xuất huyết cơ năng lâu ngày: rong kinh, rong huyết, chảy máu nghiêm trọng do huyết tán… do tỳ khí không thống huyết.
Một số thuốc có tác dụng cấp cứu choáng và trụy mạch do mất nước, mất máu nghiêm trọng như nhân sâm.
Kích thích tiêu hóa chữa ăn kém, hay đầy bụng, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư.
Viêm đại tràng mạn. viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn tính.
Tác dụng đề để điều trị sa dạ dày, sa trực tràng, táo bón ở người già, phụ nữ đẻ nhiều lần, sa sinh dục, giãn tĩnh mạch.
Chữa chứng giãn phế quản, hen phế quản, viêm phế quản mạn, khí phế thũng.
Các vị thuốc
- Đẳng sâm– rễ của cây đẳng sâm
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tỳ, phế.
Tác dụng và ứng dụng điều trị: bổ tỳ vị: kích thích tiêu hóa làm ăn ngon miệng, chữa ỉa chảy kéo dài. An thần chữa mất ngủ.
Liều lượng: 8-20 g/ngày.
- Thổ cao ly sâm – bố chính sâm: sâm vông, sâm cau.
Tác dụng và ứng dụng điều trị: bổ tỳ vị: kích thích tiêu hóa làm ăn ngon miệng, chữa ỉa chảy kéo dài. An thần chữa mất ngủ.
Liều lượng: 8-20 g/ngày.
- Hoài sơn- củ mài: rễ của cây củ mài
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tỳ, vị, phế thận.
Tác dụng: bổ tỳ vị, bổ phế âm.
ứng dụng: chữa chứng ăn kém, nóng ruột cồn cào, chữa di tinh, tiểu tiện nhiều lần, khí hư ở phụ nữ. chữa ỉa chảy mạn tính do tỳ hư. Chữa ho hen, hen phế quản. chữa khát nước do vị âm hư.
Liều dùng: 12-24 g/ngày.
- Bạch truật- rễ của cây bạch truật
Tính vị, quy kinh: ngọt, đắng, hơi ấm vào kinh tỳ vị.
Tác dụng: kiện tỳ, táo thấp, cầm mồ hôi, an thai
ứng dụng: chữa chứng tiêu hóa kém, đầy bụng, ngại ăn do tỳ vị hư. Chữa ỉa chảy mạn do tỳ hư. Trừ thấp hóa đàm: chữa tỳ hư không vận hóa được thủy cốc sinh ra đàm ẩm gây ra chứng phù thũng mình nặng nề, đàm nhiều không dễ khạc, viêm phế quản mạn tính. Chữa phù do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng. Chữa chứng vệ khí hư: gây tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm. An thai: chữa động thai, sảy thai, đẻ non.
Liều dùng: 6-12 g/ngày.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Thuốc bổ khí (phần 1)
Không có phản hồi