Thuốc lợi thủy thẩm thấp (phần 2)
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thuốc lợi thủy thẩm thấp có nhiều vị thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị bệnh.
- Trạch tả: củ của cây trạch tả (mã đề nước)
Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, vào kinh thận, bàng quang.
Tác dụng: lợi niệu thẩm thấp.
ứng dụng: chữa viêm bàng quang, viêm thận, sỏi đường tiết niệu. chữa phù do thiếu vitamin B1, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt (chứng thủy thấp ở tâm). Chữa ỉa chảy cấp và mạn tính. Chữa di tinh do âm hư hỏa vượng.
liều lượng: 8-16 g/ngày.
- Sa tiền: hạt hay toàn cây mã đề
Tính vị, quy kinh: ngọt, lạnh, vào kinh can thận, tiểu trường.
Tác dụng: lợi niệu thanh nhiệt, thanh can, hoạt thai.
ứng dụng: chữa viêm bàng quang, viêm thận. chữa ỉa chảy cấp, chữa viêm màng tiếp hợp,, giảm thị ực. trường hợp đẻ khó do có tác dụng hoạt thai.
Liều lượng: 4-12 g/ngày.
- Mộc thông: thân leo của cây mộc thông
Tính vị, quy kinh: đắng, lạnh, vào kinh tâm, tiểu trường, bàng quang.
Tác dụng: thanh nhiệt thấp, thanh tâm hỏa, lợi sữa.
ứng dụng: chữa sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, chữa viêm tắc tia sữa, ít sữa, bế kinh.
Liều lượng: 6-12 g/ngày.
- Ý dĩ nhân: hạt của cây bo bo
Tính vị quy kinh: ngọt, đạm, lạnh, vào kinh tỳ phế.
Tác dụng: kiện tỳ trừ thấp
ứng dụng: chữa đau khớp, phù do thiếu dinh dưỡng. kiện tỳ cầm ỉa chảy: điều trị ỉa chảy kéo dài ở trẻ em. Trừ mù tiêu viêm: chữa áp xe phổi, làm bớt mủ ở vết thương.
Liều lượng: 8-40 g/ngày.
- Hoạt thạch: bột tale
Tính vị, quy kinh: ngọt, lạnh, vào vị, bàng quang.
ứng dụng: chữa viêm đường tiết niệu. chữa sốt về mùa hè. Chữa ỉa chảy nhiễm trùng. Hoạt thai và lợi sữa. rắc lên các vết chàm, lở, ngứa.
liều lượng: 6-12 g/ngày.
- Đăng tâm: rễ của cây tim bấc
Tính vị, quy kinh: đạm, ngọt, lạnh. Vào kinh tâm, phế, tiểu trường.
Tác dụng: thanh nhiệt, thẩm thấp, an thần.
ứng dụng: lợi niệu thông lâm, an thần trong trường hợp sốt cao vật vã, chữa đau bụng, ho do phế nhiệt, cầm máu do sốt cao chảy máu. Chữa chứng nôn mửa do nhiệt.
liều lượng: 2-3 g/ ngày.
- Tỳ giải: củ kim cang: thân rễ của cây tỳ giải
Tác dụng: lợi thủy thấm thấp, giải độc.
ứng dụng: chữa chứng đái đục, đái ra dưỡng chấp, phụ nữ ra khí hư, chữa sưng đau các khớp, chữa trĩ, mụn nhọt.
liều lượng: 6-12 g/ngày.
- Kim tiền thảo: thân lá tươi phơi khô của cây kim tiền thảo.
Tính vị, quy kinh: mặn, bình, vào kinh can, đởm, thận.
Tác dụng: lợi thủy thông lâm.
ứng dụng: chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi đường mật, hoàng đản nhiễm trùng, mụn nhọt.
liều lượng: 40g/ngày.
- Đậu đỏ: hạt của cây đậu đỏ
Tính vị, quy kinh: ngọt, chua, bình vào kinh tâm, tiểu trường.
Tác dụng: lợi tiểu hoạt huyết, trừ mủ.
ứng dụng: chữa phù do thiếu vitamin B1, chữa lỵ, trừ mủ tiêu sưng.
Liều lượng: 12-40 g/ngày.
- Thông thảo: lõi phơi khô của cây thông thảo
Tính vị, quy kinh: lạnh, đạm, vào kinh phế vị.
Tác dụng: lợi niệu, thông lâm, lợi sữa.
ứng dụng: chữa chứng đái buốt, đái rắt, đái máu, lợi sữa, chiir nôn do vị nhiệt.
liều lượng: 3-4 g/ngày.
- Phục linh: nấm mọc ở rễ của cây thông
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình vào kinh tâm, tỳ, phế, thận.
Tác dụng: lợi niệu thẩm thấp, an thần kiện tỳ.
ứng dụng: chữa viêm đường tiết niệu, cầm ỉa chảy do tỳ hư, an thần.
liều lượng: 8-16 g/ngày.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Thuốc lợi thủy thẩm thấp (phần 2)
Không có phản hồi