Thuốc tả hạ (phần 2)
- Bởi : Nguyễn Linh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Thuốc tả hạ gồm thuốc hàn hạ, thuốc nhiệt hạ và thuốc nhuận hạ.
Thuốc hàn hạ
- Đại hoàng
Tính vị, quy kinh: đắng, lạnh vào kinh tỳ, vị, can, tâm bào lạc, đại trường.
Công dụng: điều tị sốt cao gây táo bón, tích trệ chứng thực, xuất huyết do sốt cao, hoàng đản nhiễm trùng, sung huyết, bế kinh, thống kinh, mụn nhọt, lở loét miệng.
Liều lượng: 8-20 g/ngày là liều tẩy, 4-6 g/ngày là liều nhuận tràng.
- Mang tiêu
Tính vị, quy kinh: thành phần chủ yếu là natrisulfat, mặn, lạnh, vào kinh đại tragf, tam tiêu.
Công dụng: điều trị táo bón, lao hạch, sỏi bàng quang, bế kinh, thai chết lưu, để khó, mụn nhọt, viêm bàng quang, viêm màng tiếp hợp, đau họng.
Liều lượng: 4-12 g/ngày
- Lô hội
Tính vị, quy kinh: là nhựa cây lô hội đã nấu chín, đắng, lạnh, vào can, tỳ, đại trường, vị.
Công dụng: chữa táo bón, sốt cao co giật, viêm màng tiếp hợp cấp, mụn nhọt, viêm loét do lao hạch, trừ giun, điều trị ngộ độc sau dùng ba đậu.
Liều lượng: 0,4 -1,2 g/ ngày.
Thuốc nhiệt hạ
- Ba đậu chế
Tính vị, quy kinh: cay, nóng, độc, vào kinh vị, đại trường.
Công dụng: điều trị táo bón do hàn tích, bế kinh, phù do xơ gan cổ trướng, đàm nhiều gây khó thở, mụn nhọt.
Liều lượng: tối đa 0,05 g/ 1 lần, 0,1 g/ 24 giờ. Phụ nữ có thai, đang hành kinh, người hư yếu không được dùng.
- Lưu hoàng
Tính vị, quy kinh: chua, ấm, vào kinh thận, tâm bào lạc.
Công dụng: chữa táo bón ở người già do dương hư, mệnh môn hỏa suy gây đau lưng, chân tay lạnh, liệt dương, sát trùng điều trị ghẻ, trứng cá nhiễm trùng
Liều lượng: uống 2-8 g/ngày.
Thuốc nhuận hạ
Có tác dụng nhuận tràng điều trị các trường hợp sốt lâu ngày tân dịch hao tổn, phụ nữ sau đẻ, người già, bẩm tố nhiệt thịnh, huyết hư, âm dịch thiếu gây táo bón, miệng khát, họng đau, bụng đầy tức đau, mạch sáp.
- Ma nhân
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tỳ, vị, đại trường.
Công dụng: nhuận tràng, lợi niệu, chống nôn mửa.
Liều lượng: 4-12 g/ngày.
- Mật ong: phong mật
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào kinh tâm, đại trường, vị.
Công dụng: nhuận tràng, giải độc, giảm cơn đau nội tạng, ho do phế âm hư.
Liều lượng: 16-40 g/ngày.
- Cây chút chít: thổ đại hoàng
Dùng toàn cây chút chít
Tính vị, quy kinh: nhuận tràng, lợi niệu, thái hoàng, ngoài chữa hắc lào.
Liều lượng: 12-20 g/ngày.
- Muồng trâu
Dùng cành lá muồng trâu, tác dụng nhuận tràng, dùng ngoài điều trị hắc lào.
Liều lượng: 10-20 g/ngày.
- Vỏ cây đại
Vỏ: sao vàng sắc uống 8-10 g/ngày.
Hoa: phơi khô pha trà uống 30g/ngày, điều trị cao huyết áp.
Lá: giã tươi đắp tại chỗ điều trị chấn thương, giảm sung huyết, bong gân.
copy ghi nguồn: https://europemedpharma.com
link bài viết: Thuốc tả hạ (phần 2)
Không có phản hồi